Góc nhìn

Báo Trung Quốc hậm hực vì bị chuyên gia Nga chê tàu sân bay

13/04/2018, 18:35
image

Chuyên gia Nga chê tơi tả công nghiệp đóng tàu sân bay của Trung Quốc, điều này khiến báo Phượng Hoàng rất khó chịu.

239129251

Trên boong tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Mạng Inosmi.ru của Nga ngày 13/4 đã đăng tải lại một bài viết được báo Phượng Hoàng ở Hồng Kông, Trung Quốc xuất bản trước đó không lâu trong đó báo Trung Quốc tỏ ra hậm hực khi chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói lên những nhận định của mình về ngành công nghiệp đóng tàu sân bay của Trung Quốc cũng như Ấn Độ hiện nay.

Bài biết được đăng tải trên trang web của đài Phượng Hoàng có tiêu đề “Sản xuất các tàu sân bay ở Trung Quốc và Ấn Độ không thể tách rời Nga? Các chuyên gia Nga đã nói dối”.

Báo Phượng Hoàng mở đầu bằng lập luận cho rằng, “khi đề cập quá trình phát triển sản xuất tàu sân bay ở Trung Quốc và Ấn Độ, Nga chắc chắn sẽ hành động như một bậc thầy, do đó các nhà khoa học và giới truyền thông Nga luôn xem xét các tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ theo một cách hãnh diện kiểu Nga”.

Vasily Kashin

Chuyên gia Nga Vasily Kashin

Báo Trung Quốc nói rằng nhà phân tích quân sự Nga Vasily Kashin thường xuyên chỉ trích quá nhiều về khu công nghiệp quân sự của Trung Quốc và tuyên bố rằng việc sản xuất các tàu sân bay ở Trung Quốc cũng như ở Ấn Độ không thể tách rời với các công nghệ then chốt của Nga.

Ông Vasily Kashin nhấn mạnh: "Trong nhiều bài viết được báo chí Trung Quốc đăng tải thường bị lãng quên một thực tế rằng hàng không mẫu hạm Vikrant của Ấn Độ và tàu sân bay đang đóng thuộc Dự án 001A của Trung Quốc có mối liên kết trực tiếp đến thiết kế tàu sân bay do Cục thiết kế Nevsky (PCB) ở Leningrad nghiên cứu ra."

Báo Phượng Hoàng viết “Vasily Kashin thậm chí còn nói rằng ngoài các tàu sân bay chưa hoàn thành, Trung Quốc cũng có thể thu được trong các tài liệu kỹ thuật đầu năm 90 cho các tàu này."

Chuyên gia Nga khẳng định ngay từ khi tàu sân bay nội địa, đầu tiên của Trung Quốc được công khai trên báo chí, có thể nhận thấy các đặc điểm kỹ thuật được Trung Quốc cải thiện từ thiết kế của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua từ Ukraine.

177bf3f6-e785-11e6-925a-a992a025ddf71280x720-14859

Tàu sân bay tự chế của Trung Quốc giai đoạn sắp hoàn thành chế tạo cơ bản

"Điều này cho thấy Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các thiết bị hải quân tại hai cường quốc hải quân mới. Nga cung cấp hầu hết các công nghệ chủ chốt để xây dựng các tàu sân bay này" – báo Phượng Hoàng dẫn lời chuyên gia Nga Kashin.

Báo Phượng Hoàng cho rằng, rất khó để có thể nhất trí với quan điểm của ông Kashin bởi theo tác giả của bài báo, các tàu sân bay của Trung Quốc được chế tạo dựa trên kinh nghiệm thu được từ việc phục hồi lại tàu Liêu Ninh và sự nghiệp phát triển ngành đóng tàu của chính Trung Quốc.

Trong khi đó, theo bài báo của Phượng Hoàng, tàu sân bay đầu tiên Vikrant của Ấn Độ được tạo ra chủ yếu bằng việc sử dụng các công nghệ của phương Tây chứ không phải của Nga. “Nga có liên quan gì đến công nghệ của tàuVikrant?” – báo Phượng Hoàng nêu câu hỏi.

2688322-trung-quoc-dieu-tau-san-b-0

Các chiến cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh

Theo lập luận của trang Phượng Hoàng, trên thực tế, với sự tổn thất và mất mát của các nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Ukraine trước đây, Nga rõ ràng đã mất đi những tổ hợp công nghệ cơ bản để xây dựng tàu sân bay cho riêng mình.

Báo Trung Quốc cũng nhắc nhở rằng, các dự án đóng tàu sân bay mới của Nga “vẫn còn đang trên giấy”, chẳng hạn như dự án đóng tàu sân bay Storm (Dự án 23000E) dù đã được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov (Đơn vị nghiên cứu trực thuộc của Văn phòng Thiết kế Nevsky hiện nay) nhưng trên thực tế Nga vẫn chưa thể bắt đầu xây dựng nó.

Khi đề cập đến vấn đề này, tác giả bài báo trên Phượng Hoàng lại đưa ra một câu hỏi mỉa mai rằng “liệu có phải người Nga đang học (công nghệ đóng tàu sân bay) của Trung Quốc?”.

Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ

Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ

Báo Phượng Hoàng tiếp tục lập luận rằng, trên thực tế, nhiều cải tiến về tàu sân bay đã được Trung Quốc phát triển độc lập, hoàn toàn mà không có sự giúp đỡ của Nga.

Báo Phượng Hoàng cho rằng, trong một bài viết gần đây, chuyên gia Nga Kashin đã viết rằng "Dù khả năng của ngành công nghiệp Ấn Độ không đạt được mức độ của Trung Quốc nhưng trong việc xây dựng hàng không mẫu hạm Vikrant, Ấn Độ có tiến bộ hơn. Cụ thể, một số đặc điểm của tàu sân bay Ấn Độ tốt hơn so với tàu sân bay Trung Quốc.".

Tất nhiên, theo báo Trung Quốc, trước đó, ông đã Kashin không quên ca ngợi Nga: "Những công trình của Cục thiết kế Nevsky đã có một ảnh hưởng quyết định đến sự xuất hiện tổng thể của tàu sân bay Ấn Độ."

Báo Phượng Hoàng bực tức cho rằng, “rõ ràng, với những nhận định trên, chuyên gia Nga đã đưa ra một lời nói dối không biết xấu hổ” vì một người có kinh nghiệm cũng sẽ nhận thấy ngay rằng người Italy đã giúp Ấn Độ tổng thể trong việc chế tạo hàng không mẫu Vikrant chứ không phải người Nga vì tàu Vikrant có thể được coi là một bản sao nguyên trạng của hàng không mẫu hạm Ý Cavour.

ins-vikrant-660_092213104906

Tàu sân bay Vikrant 

Báo Phượng Hoàng chỉ ra, ngay cả các lỗ ở hai bên thân tàu Vikrant cũng được sắp xếp theo cùng một cách của người Italy. Thêm vào đó, tàu Vikrant được trang bị tháp ăng ten mảng pha của Israel, động cơ tuabin khí LM2500 từ Hoa Kỳ, và tàu Vikrant gần như không liên quan đến Nga, ngoại trừ được trang bị các máy bay Mig-29K do Nga sản xuất trên boong.

Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt các phân tích của ông Kashin và chỉ ra những điều bất hợp lý trong những phân tích của chuyên gia Nga khi đánh giá về các tàu sân bay tự chế của Trung Quốc và Ấn Độ, báo Phượng Hoàng đã lớn tiếng khi cho rằng ông Vasily Kashin vẫn hành xử thành kiến khi liên tục đưa ra các lập luận không thể bào chữa.

Trang báo của Trung Quốc khuyên ông Vasily Kashin rằng, “trong khi rảnh rỗi về thời gian, ông Kashin nên thúc đẩy Nga hoàn thành các tàu khu trục thuộc các dự án 11356M và 22350 vốn đã bị trì hoàn trong nhiều năm nay”.

VIDEO XEM THÊM:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.