Thị trường

Bộ Tài chính lại đề xuất tăng thuế xăng 8.000đ/lít

30/06/2017, 18:04

Trong dự thảo gần đây, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên đề xuất nâng khung thuế lên 3.000-8.000 đồng/lít như dự thảo ban đầu.

gia xang 1

Bộ Tài chính xuất thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít. 

Cuối tháng 6, trong dự thảo tiếp theo vừa được Bộ Tài chính công bố thì cơ quan này tiếp tục nêu quan điểm, giữ nguyên đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên 3.000-8.000 đồng/lít như dự thảo ban đầu.

Theo đại diện Bộ Tài chính, việc tính toán điều chỉnh khung thuế không chỉ xem xét đến yếu tố cam kết quốc tế về cắt giảm dần thuế nhập khẩu mà còn nhiều yếu tố khác như: xăng dầu là sản phẩm khi sử dụng gây tác động rất xấu đến môi trường cần có chính sách nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng thay thế.

Nguyên nhân khác được Bộ Tài chính đưa ra là khung thuế trên nhằm chủ động ứng phó với tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tác động do giá dầu thế giới có biến động lớn. Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng khẳng định, mức thuế cụ thể đối với xăng vẫn áp dụng như hiện hành là 3.000 đồng/lít còn khung thuế này sẽ áp dụng cho lộ trình dài.

Trước đó, vào tháng 1/2017, Bộ Tài chính đã ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, với đề xuất tăng gấp đôi mức thuế tối đa xăng, dầu, túi ni-lông… Cụ thể, với xăng (trừ ethanol) mức thuế Bộ Tài chính đề xuất từ 3.000 đến 8.000 đồng/lít (theo luật hiện hành là từ 1.000 đến 4.000 nghìn đồng/lít), nhiên liệu bay từ 3.000 đến 6.000 đồng/lít (luật hiện hành từ 1.000 đến 3.000 đồng/lít), dầu diezel từ 1.500 đến 4.000 đồng/lít (luật hiện hành 500 đến 2.000 đồng/lít); riêng dầu hỏa từ 300 đến 2.000 đồng/lít, dầu mazut 900 đến 4.000 đồng/lít, dầu nhờn 900 đến 4.000 đồng/lít, mỡ nhờn 900 đến 4.000 đồng/kg (luật hiện hành cả 3 sản phẩm này từ 200 đến 2.000 đồng/lít).

gia xang 2

Phòng Thương mại và Công nghiệp VN lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Đến ngày 5/4, liên quan đến việc trình Quốc hội dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết hiện tại Chính phủ mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật này vào chương trình làm luật trong năm nay.

Lý giải cho đề xuất này Bộ Tài chính cho biết, do mức thuế bảo vệ môi trường hiện hành với xăng dầu đã bằng (đối với nhiên liệu bay), hoặc gần bằng mức trần trong khung thuế. Nên trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ rất khó. Vì vậy, cần nghiên cứu để mở rộng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. 

Đề xuất này của Bộ Tài chính đã nhân được nhiều ý kiến, cụ thể như Bộ Ngoại giao đề nghị “cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp cho rằng cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu,... cao gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.

Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp VN thì bày tỏ lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Trong cuộc họp chiều 26/5 vừa qua, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ thuế trên giá cơ sở của mặt hàng xăng (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng) của Việt Nam là 37,49%. Tỷ lệ này theo ông là thấp so với nhiều nước, ví dụ như: tại Hàn Quốc, tỷ lệ thuế trên giá cơ sở lên tới hơn 70%, Campuchia khoảng 40%, Lào là 56%, Philippines khoảng 62%, Thái Lan là 67%

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.