Y tế

Cây ba chẽ chữa lỵ, rắn cắn

25/09/2017, 13:50

Ba chẽ hay còn được gọi là đậu bạc đầu, niễng đực, ván đất.

16

Cây ba chẽ

Cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5-2m; thân tròn, phân nhiều cành, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm màu trắng, mặt sau nhẵn; lá kép mọc so le, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Đường gân mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt. Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá.

Ba chẽ mọc nhiều ở vùng núi thấp,cao nguyên và trung du, tập trung ở các vùng: Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Bắc, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Lá ba chẽ thu hái vào các tháng mùa hoa: 7, 8, 9. Chiết bằng dung môi nước, có tác dụng kháng sinh rõ rệt với trực khuẩn lỵ Shegella shigae và Sh. Dysenteriae có tác dụng ức chế với tụ cầu vàng Staphylococcus aureus - ức chế yếu với trực khuẩn lỵ Shigella flexneri và Sh. Sonnei; vi khuẩn ruột. Nếu chiết bằng dung môi cồn thì tác dụng kháng sinh kém hơn. Lá ba chẽ tươi hoặc phơi sấy khô còn màu xanh (hái vào 3 tháng ra hoa) đều có tác dụng. Nếu khi phơi sấy hoặc bảo quản làm mất màu xanh (lá vàng, bạc màu) thì kém hoặc mất tác dụng.

Dân gian thường sử dụng cây ba chẽ chữa bệnh lỵ trực trùng; đau bụng, ỉa chảy: Hái lá ba chẽ bánh tẻ phơi khô hay sao vàng; mỗi ngày dùng 30-50g, thêm nước, nấu sôi khoảng 15-30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa rắn cắn: Lá tươi, giã hoặc nhai nát, nuốt nước, bã đắp.

Nguyên trưởng khoa Dược liệu ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.