Y tế

Cây lưỡi rắn chữa rắn cắn, sốt rét

30/10/2017, 18:17

Cây lưỡi rắn còn có tên khác là nọc sởi, xương cá, vương thái tô, đơn đòng, xà thiệt thảo, mai hồng.

11

Cây lưỡi rắn

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái vào mùa hè - thu khi có hoa. Dùng tươi hoặc khô. Cây lưỡi rắn chứa chất corymbosin, scandosid, asperulosid, asperglavcid, acid geniposidic và một số chất khác. Theo Đông y, cây lưỡi rắn có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng chữa rắn cắn, sốt rét:

Cữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn lập tức buộc garô phía trên vết cắn để nọc khỏi lan theo hệ tuần hoàn máu; dùng sợi tóc kéo căng gạt qua gạt lại trên bề mặt vết cắn để làm bật phần ống nọc còn cắn vào da thịt. Hút máu qua giác hút hay ống hút. Lấy 1 nắm cây lưỡi rắn (khoảng 100g) rửa sạch, nhai nuốt lấy nước, bã còn lại đắp lên vết cắn. Sau 5 - 7 phút có thể cởi bỏ garô. Sau 2 - 3 giờ uống lại nước sắc cây lưỡi rắn 1 lần.

Chữa sốt rét: Cây lưỡi rắn 6g, mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) 6g, thường sơn 6g. Sắc uống.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.