Chất lượng sống

Chăm đánh răng giúp tăng trí nhớ

11/03/2017, 08:57
image

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của hội chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer).

8541384fb1079f.img

Đánh răng thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ).

Một nghiên cứu mới cho biết những người có từ 10 đến 19 chiếc răng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với những người có từ 20 đến 32 chiếc, theo Mirror ngày 8/3/2017.

Nghiên cũng đồng thời chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người không có chiếc răng nào (63%) thấp hơn so với những người có từ 1 đến 9 chiếc răng (81%). Đó là vì những người không có chiếc nào sử dụng răng giả để thay thế.

Tiến sĩ Tomoyuki Ohara, thuộc Đại học KyuShu, Nhật Bản nói rằng số lượng răng càng nhiều, thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimers càng thấp: “Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra tầm quan trọng của việc chăm sóc và điều trị nha khoa, đặc biệt là về việc duy trì số lượng răng từ lúc còn nhỏ để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ trong tương lai.”

Đồng thời những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng vệ sinh răng miệng tốt sẽ tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh. Kết quả này được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Người cao tuổi Hoa Kỳ (The Journal of the American Geriatrics Society)

Răng miệng – hệ thần kinh có mối quan hệ mật thiết. Hoạt động nhai của răng miệng làm tăng lượng máu và Oxygen lên não, giữ cho bộ não khỏe mạnh. Rụng răng có thể dẫn đến ăn ít hơn, đồng thời khi nướu năng bị viêm mãn tính có thể gây ra chứng mất trí nhớ.

Tiến sĩ Ohara cùng các cộng sự đã tiến hành theo dõi 1,566 người Nhật Bản trên 60 tuổi bao gồm cả nam và nữ từ năm 2007 đến năm 2012. Kết quả cho thấy 11,5% trong số những người được theo dõi bị rụng nhiều răng đồng thời có dấu hiệu sa sút trí tuệ, và mắc phải chứng bệnh Alzheimer.

Hiện nay, số ca mắc những bệnh sa sút trí tuệ trên thế giới rơi vào khoảng 46,8 triệu người và theo dự kiến thì còn số này sẽ gấp đôi trong vòng 20 năm tới.

Tiến sĩ Ohara đưa ra một số lý do để giải thích tại sao rụng răng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Xem thêm video:

“Trước tiên, qua trình tiếp xúc giữa hai hàm răng tạo sự kích thích ức chế, giúp tăng lưu lượng máu não, kích thích vùng vỏ não và lượng Oxygen trong máu tăng. Do đó, rụng răng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não bộ, nguyên nhân dẫn tới tình trạng sa sút trí tuệ.”

“Thứ hai, chế độ ăn uống thay đổi do mất răng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.”

“Thứ ba, bệnh viêm nha chu là nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng răng ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer.”

“Thứ tư, sức khỏe răng miệng kém là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sức khỏe cơ thể kém, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ. Tình trạng sức khỏe răng miệng sẽ phản ánh tiền sử các loại bệnh, thói quen chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân.”

Một nghiên cứu do Đại học King’s College London và Đại học Southampton thực hiện cho hay đánh răng thường xuyên có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng bệnh nướu răng làm tăng tốc độ suy giảm hệ thần kinh lên tới 6 lần.

Bệnh nướu răng thường gặp ở người lớn tuổi có thể trở nên tồi tệ hơn khi người già lười hoặc quên vệ sinh răng miệng thường xuyên. Vi khuẩn nướu răng làm mức độ viêm trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thần kinh ở những người lớn tuổi mắc bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, bệnh nướu răng có thể được kiểm soát thông qua việc đánh răng thường xuyên và điều trị bằng nước súc miệng. Các chuyên gia cho rằng duy trì sức khỏe răng miệng tốt là cách dễ nhất để ngăn ngừa tác động xấu của bệnh Alzheimer.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.