Chuyện dọc đường

“Chìa khóa” giúp minh bạch thu phí

16/05/2016, 19:02

Dư luận cho rằng, mô hình quản lý và hoạt động của các trạm thu phí thủ công khó bảo đảm tính minh bạch.

4

Thẻ E-Tag được dán trước kính xe và miễn phí lần đầu

Từ vài năm trước, khi hàng loạt các dự án BOT giao thông mới bắt đầu được xây dựng, dư luận và người dân cả nước đều cho rằng, mô hình quản lý và hoạt động của các trạm thu phí thủ công không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và khó bảo đảm được tính minh bạch. Vì thế, Bộ GTVT đã nghiên cứu và cho phép áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng (ETC). Đây là công nghệ thu phí hiện đại nhất được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng và được coi là “chìa khóa” để minh bạch, kiểm soát việc thu phí của các dự án nói chung, trong đó có các dự án BOT.

Lẽ ra dự án thu phí tự động không dừng đã được triển khai từ lâu, dù đã được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cùng quyết tâm thực hiện của Bộ GTVT nhưng quá trình đưa công nghệ mới này vào áp dụng đã gặp không ít khó khăn. Ngoài vướng mắc về mặt thủ tục, sự thiếu đồng thuận, hợp tác của các nhà đầu tư BOT khi bàn thảo hợp đồng là nguyên nhân chính khiến việc triển khai chủ trương này bị kéo dài.

Tính cấp thiết của dự án càng được đẩy lên cao khi thời gian qua, tình trạng ùn tắc liên tục xảy ra trên các tuyến đường BOT tại các cửa ngõ thành phố và những sự nghi kỵ trong việc minh bạch thu phí. Những diễn biến này có thể được coi là đòn bẩy và tạo thêm động lực đối với cả cơ quan quản lý lẫn các doanh nghiệp BOT đẩy nhanh tiến độ dự án thu phí không dừng.

Do vậy, việc triển khai tập huấn rộng rãi việc dán thẻ E-Tag cho phương tiện để tiến hành thu phí tự động không dừng được Cục Đăng kiểm VN và đơn vị vận hành tổ chức để sẵn sàng cho việc dán thẻ rộng rãi tại tất cả các trạm đăng kiểm trong cả nước được coi là bước tiến mới trong việc áp dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng ở Việt Nam. Thu phí không dừng sẽ giúp minh bạch hoàn toàn công tác thu phí, đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên giữa Nhà nước - nhà đầu tư và người dân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.