Thế giới giao thông

Cơ phó Airbus 320 đâm máy bay vì "cảm hứng" thảm họa khác?

27/03/2015, 14:21

Chuyến bay FU 9525 bị cơ phó cố tình đâm vào núi Alps tương tự như một số thảm kịch máy bay khác.

Was-Andreas-Lubitz-inspired-plane-disasters-1
Phi công Andreas Gunter Lubitz của Germanwings đã khóa cơ trưởng ngoài buồng lái trước khi lao máy bay Airbus 320 vào núi ở tốc độ hơn 400m/s khiến 150 người thiệt mạng.

Phi công Andreas Gunter Lubitz của hãng hàng không Germanwings đã nhốt cơ trưởng bên ngoài buồng lái, trước khi lao máy bay Airbus A320 vào núi ở tốc độ hơn 400m/s khiến 150 người thiệt mạng.

Những khoảnh khắc cuối cùng của chiếc máy bay xấu số đã được các công tố viên Pháp tiết lộ. Họ nói rằng mục đích duy nhất của Lubitz là “tiêu diệt chiếc máy bay”.

Điều này phản ánh một số thảm kịch hàng không thời gian gần đây và có thể lý giải chuyện gì đã xảy ra với chuyến bay MH370 – bị mất tích ngày 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, mang theo 239 người.

Was-Andreas-Lubitz-inspired-plane-disasters-2
Các nhân viên cứu hộ tiếp tục tìm kiếm tại hiện trường vụ rơi máy bay.

Các phân tích dữ liệu vệ tinh chụp chuyến bay của Malaysia Airlines gần đây cho thấy chiếc máy bay đã cố tình đi chệch khỏi lộ trình và điều này cho thấy phi công cũng có những hành động tương tự như Lubitz.

Một số ví dụ về việc phi công gây ra thảm kịch máy bay:

Cơ trưởng Herminio dos Santos Fernandes, điều khiển chuyến bay 470 của hãng Moza LAM đã đâm máy bay tại Namibia vào tháng 11/2013.

Các nhà điều tra cho rằng chiếc máy bay phản lực Embraer 190 này đã bị cơ trưởng đưa xuống đất sau khi cơ phó đi toilet khiến 27 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Ông Fernandes được cho là gặp những vấn đề cá nhân nghiêm trọng tại thời điểm ông chết.

Khi cơ phó của ông đi toilet, thông tin dữ liệu chuyến bay thu thập được ở hiện trường đã chỉ ra ông Fernandes dùng tay thay đổi độ cao của máy bay từ 38.000 feet xuống gần 600 feet dưới mặt đất.

Ông cũng đẩy bộ điều chỉnh của máy bay về nấc không hoạt động và chọn tốc độ hoạt động tối đa.

Máy ghi âm buồng lái cho thấy cơ phó ở bên ngoài đập cửa ầm ầm, tương tự như nỗ lực của cơ trưởng Patrick Sondenheimer trong chiếc Airbus 320, để đòi được vào lại buồng lái.

Mới đây, còn có thông tin cơ phó Lubitz cũng thay đổi hệ thống lái tự động để thay đổi độ cao của máy bay xuống còn 96 ft trước khi đâm vào núi.

Hay như thảm kịch rơi máy bay của hãng EgyptAir, Ai Cập. Cơ phó cũng bị đổ lỗi khi máy bay rơi xuống Đại Tây Dương chỉ 30 phút sau khi máy bay rời khỏi sân bay John F Kennedy ở New York ngày 31/10/1999.

Chiếc Boeing 767-366 mang theo 14 thành viên phi hành đoàn và 203 hành khách.

Chỉ 30 phút sau khi cất cánh từ New York để bay thẳng đến Cairo, Ai Cập, chiếc máy bay Boeing 767 chở đủ khách đã rơi từ độ cao 36.000 feet xuống 19.000 feet chỉ trong nửa phút. Việc bổ nhào nhanh chóng đã khiến máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh lớn. Ở độ cao 19.000 feet, máy bay Boeing đã biến mất khỏi màn hình radar, các mảnh vỡ sau đó rơi xuống Đại Tây Dương. Tất cả 217 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng.

Các nhà điều tra đã phát hiện ra cơ trưởng Gamal Al-Batouti đã lẩm bẩm một cụm từ tiếng Ả Rập: “Con tin vào Chúa” – thường nói trong khoảnh khắc trước khi chết - trong vài lần rồi ngắt hệ thống lái tự động, để máy bay lao xuống.

Vị trí đuôi máy bay được tìm thấy giữa đống đổ nát. Điều này cho thấy người ngồi ở bên trái, Al-Batouti đã đẩy cần điều khiển để máy bay lao xuống trong khi phi công còn lại cố kéo nó lên.

Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ kết luận rằng không có trục trặc kỹ thuật có thể gây ra vụ tai nạn. Ai Cập lại không chấp nhận kết luận rằng Al-Batouti cố tình làm rơi máy bay và điều này khiến nhiều thuyết âm mưu được đưa ra.

Vào tháng 12/1997, chiếc Boeing 737 chở 97 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn bị rơi xuống sông Musi ở nam Sumatra, Indonesia.

Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia điều tra vụ việc và xác định vụ tai nạn là do phi công “điều khiển cho máy bay đâm trực tiếp”, có lẽ là cơ trưởng.

Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp, các nhà chức trách Ai Cập và Indonesia đều không thừa nhận việc phi công của họ cố tình làm rơi máy bay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.