• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Công nghệ mới chống TNGT nhờ phát hiện “điểm mù”

22/09/2017, 14:49

Công nghệ chống đâm va Mobileye có tỉ lệ cảnh báo chính xác trên 99% để ngăn tai nạn giao thông.

170922_Anh 2

Ông Amer Subhi – Giám đốc kinh doanh Công ty Mobileye khu vực Đông Nam Á giới thiệu ứng dụng tại hội thảo

Sáng nay (22/9) tại Hà Nội, Bộ GTVT phôi hợp với Đại sứ quán Israel tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ “Giải pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội xe vận tải”.

Giải pháp này dựa vào quá trình ứng dụng công nghệ thị giác nhân tạo (Mobileye) trong lĩnh vực cảnh báo đâm va và lái xe tự động. Hệ thống Mobileye giúp tài xế giám sát liên tục cung đường phía trước và những điểm mù của xe, đặc biệt là xe kích thước lớn. Hệ thống đưa ra 6 báo động kịp thời bằng âm thanh và hình ảnh, tránh những nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy đến, bao gồm: Cảnh báo đâm va phía trước sớm đến 2s trước vụ đâm; Cảnh báo khoảng cách an toàn trước đầu xe; Kiểm soát đèn pha thông minh; Cảnh báo đâm va với người đi bộ và xe đạp; Cảnh báo chệch làn đường và Đồng hồ hiển thị giới hạn tốc độ và nhận diện bảng hướng dẫn giao thông.

Đồng thời, hệ thống Mobileye cung cấp cho các nhà quản trị của các công ty vận tải những dữ liệu chuyên sâu giúp giám sát, đánh giá và cải thiện hành vi của tài xế, giữ họ an toàn trên đường và lái xe với mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn trung bình 10%.

Tại hội thảo, trước sự quan tâm của các chuyên gia, doanh nghiệp vận tải về giá thành, tính khả thi của ứng dụng với đặc thù giao thông ở Việt Nam,, ông Amer Subhi – Giám đốc kinh doanh Công ty Mobileye khu vực Đông Nam Á cho biết, đây là hệ thống có thể tự học, tự làm cho nó phù hợp hơn với môi trường giao thông tại Việt Nam. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cập nhật dữ liệu của nó.   

170922_Anh 1

TS. Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học- công nghệ phát biểu tại hội thảo

Liên quan đến vấn đề giá thành, yếu tố được xem là lực cản lớn nhất trong việc ứng dụng phổ biến, theo ông Amer Subhi: Trong thời gian vừa qua, Mobileye đã, đang tìm đối tác chiến lược để từng bước nội địa hóa công nghệ này tại Việt Nam, tìm cách chuyển giao công nghệ để giảm chi phí, có mức giá phù hợp với thị trường Việt Nam.

“Đối với các đơn vị vận tải có nhu cầu, Mobileye sẵn sàng hỗ trợ tài chính và kĩ thuật, triển khai thí điểm lắp đặt trên một số đội xe của doanh nghiệp”, ông Amer Subhi chia sẻ thêm.

TS. Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ công nghệ GTVT cho biết, thời gian qua, TNGT đã kéo giảm 5% số vụ, 24% số người thiệt mạng, 60% số người bị thương, góp phần thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỉ lệ thiệt mạng do TNGT. Có được kết quả đó một phần nhờ vào sự áp dụng thành công ứng dụng giao thông thông minh.

Tuy nhiên, những sản phẩm công nghệ mới muốn đưa vào thực tế cần phải có giai đoạn thí điểm đánh giá hiệu quả, tính năng của nó. Vì vậy, Bộ GTVT sẽ xây dựng đề cương dựa trên ý kiến của các chuyên gia, DN vận tải, giao cho đơn vị có đội ngũ chuyên gia tổng hợp phân tích đánh giá mức độ phù hợp của giải pháp Mobileye với điều kiện khai thác vận tải của Việt Nam.                                                                           

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.