Xã hội

CSGT được huy động phương tiện trong trường hợp nào?

11/10/2016, 10:37
image

CSGT được quyền huy động phương tiện để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội.

csgt-ovou-1453434295208-crop-1453434304339

CSGT được quyền huy động phương tiện để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội.

Bộ Công an đang soạn thảo Thông tư quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của CSGT. Dự thảo gồm 4 chương, 20 điều quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, phương thức, trình tự chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết một số trường hợp cụ thể trong khi làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của CSGT.

Đáng chú ý, Dự thảo thông tư quy định về quyền hạn của CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông. Theo đó, trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ chạy, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy… thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó.

Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu. Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện.

Trao đổi với Báo Giao thông về quy định này, Thiếu tướng Trần Thế Quân – Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Tư pháp (Bộ Công an) cho biết, trước đây, Thông tư 01 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, trong đó có quy định việc CSGT “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.

Có nghĩa là nếu Thông tư 01 quy định cho cả lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì Thông tư lần này chỉ áp dụng đối với CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông.

Đáng chú ý, dự thảo đang được đưa lấy ý kiến rộng rãi đã quy định cụ thể hơn về việc CSGT được huy động phương tiện trong một số trường hợp cấp bách.

Cụ thể, Thiếu tướng Quân cho biết, trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ chạy, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy… thì CSGT được thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.

“Ví dụ cụ thể trong trường hợp cần đưa người bị nạn đi cấp cứu, CSGT có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dùng phương tiện để hỗ trợ CSGT đưa người bị nạn đi cấp cứu, nếu người tham gia giao thông từ chối yêu cầu này, họ có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự vì vi phạm quy định trong Bộ luật hình sự về việc cố tình không cứu giúp người bị nạn. Trong một hoàn cảnh khác, nếu CSGT truy đuổi người phạm tội, hoặc người gây tai nạn bỏ trốn thì có quyền đề nghị người tham gia giao thông giúp đỡ, nhưng nếu người tham gia giao thông từ chối thì… cũng khó quy trách nhiệm cho họ, và trong trường hợp này CSGT cũng khó hoàn thành nhiệm vụ cấp bách, vì thực tế có nhiều người dân tự nguyện chở CSGT đuổi theo người phạm tội, người gây tai nạn bỏ chạy, nhưng cũng có nhiều người từ chối”, Thiếu tướng Quân phân tích.

Thiếu tướng Quân

Thiếu tướng Trần Thế Quân.

 Còn liên quan đến quy định về trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân, Thiếu tướng Quân nhấn mạnh việc trưng dụng này phải được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản quy định…

“Trước đây có nhiều tranh cãi về việc này là do quy định CSGT có quyền trưng dụng tài sản, vì người dân cho rằng có sự lạm quyền. Nhưng thực tế, trong những trường hợp cấp bách thì ít xảy ra việc lạm quyền. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của người dân, Thông tư lần này đã sửa các quy định về “trưng dụng” thành “huy động”, mà việc huy động này từ trước đến nay chúng ta vẫn thường xuyên áp dụng nên không có vấn đề vướng mắc gì”, Thiếu tướng Trần Thế Quân khẳng định.

Xem thêm Video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.