Showbiz

Cung bậc cảm xúc về tuổi thơ trong “Như tôi đã sống”

29/01/2018, 15:31

Đêm thơ và nhạc "Như tôi đã sống" như một nốt trầm trong trẻo trong cuộc sống của tác giả Nguyễn Đăng Giáp.

hdf_4941_gfaq

Đêm thơ và nhạc "Như tôi đã sống" như một nốt trầm trong trẻo trong cuộc sống của tác giả Nguyễn Đăng Giáp.

Đêm nhạc "Như tôi đã sống" diễn ra ngày 28/1 tại Cung Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội lại mang tới một cung bậc cảm xúc khác lạ như lời của tác giả Nguyễn Đăng Giáp: "Đêm nhạc của tôi như một nốt trầm". Lãng mạn nhưng hào hùng, sôi nổi và trầm lặng, ấy có thể là những từ để có thể mô tả được cuộc đời của Đại tá Nguyễn Đăng Giáp qua "Như tôi đã sống".

"Như tôi đã sống" nằm trong chuỗi chương trình tôn vinh tác giả tác phẩm của chuỗi “Vàng son một thuở”. Hơn 20 ca khúc được trình diễn đưa người xem từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Đáng chú ý, những ca khúc này do chính nhạc sĩ Nguyễn Đăng Giáp sáng tác hoặc do nhạc sĩ khác phổ thơ của ông.

dai_ta_nguyen_dang_giap_hnmh

Đại tá Nguyễn Đăng Giáp

Các ca khúc mang tới những cung bậc cảm xúc cũng nối tiếp nhau khi những câu chuyện câu chuyện đời thăng trầm, hiển hách và vinh quang của tác giả Nguyễn Đăng Giáp lần lượt hiện lên như những thước phim quay chậm.

Điều đặc biệt là đêm nhạc được dựng theo cấu trúc như một chương trình nhạc kịch, có nội dung đi theo chủ đề về chính cuộc đời của Đại tá Nguyễn Đăng Giáp. Đêm nhạc được chia làm 4 chương: Quê hương tuổi thơ, Gia đình và chiến trận, Xông pha chốn thương trường và Nốt lặng cảm xúc.

Chương 1 kể lại câu chuyện Nguyễn Đăng Giáp là một cậu bé sinh ra nơi xứ Nghệ. Sân khấu được đầu tư hoành tráng và hiện lên những hình ảnh cảnh sắc quê hương đẹp đến nao lòng. Những ca khúc như Ơi quê mẹ ân tìnhNghi Trường khúc hát yêu thương (Nhóm Cỏ Lạ), Đền Diên Cờ (nhạc Doãn Tiến, thơ Mai Hồng Niên) mang tới nhiều cảm xúc về tình quê hương tha thiết của những người con xứ Nghệ với mảnh đất quê hương mình. 

giap

 

Trong khi đó, chương 2 lại mang tới nhiều giọt nước mắt và cảm xúc thiêng liêng với tình cảm gia đình và những đứa con hy sinh nơi trận mạc. Những năm tháng bình yên, tràn ngập yêu thương của tình yêu gia đình được thể hiện qua các ca khúc Năm tháng tuổi thơ tôi, Mẹ tôi (Bảo Khánh), Cha tôi (Tùng Dương), Chuyện cha con (Quang Linh), Bên ngoại mẹ tôi (Thanh Thanh Hiền)...

Những hy sinh, mất mát mà những người mẹ, người con, người động đội phải gánh chịu trong chiến tranh khiến Nguyễn Đăng Giáp không cầm lòng được mà viết lên nhưng dòng đầy chua sót: "Một chiếc lá rơi, anh em nghẹn ngào...". Đâu đó, có những khán giả lặng lẽ lau những dòng nước mắt vừa rơi xuống.

grh

 

Tạm biệt những cảm xúc chia ly là không khí "chiến đấu" sôi nổi trên những công trường khi những người lính thời bình bước vào thương trường. Các ca khúc khắc họa chân dung những người lính thời bình khi trải qua nhiều sóng gió thương trường để xây dựng nên đất nước tươi đẹp hơn qua những ca khúc như Người lính trong ca khúc Hành trình 9 năm (Minh Vương), Bản tình ca binh đoàn lính thợ (Nhóm Dòng thời gian), Bài ca người anh hùng xứ Nghệ (Nhóm Belcanto), Hành trình xích thố (Lê Anh Dũng)…

img_6191_upcp

 

Đêm nhạc kết thúc trong những cảm xúc lắng đọng. Đó là những suy nghĩ, chiêm nghiệm trước cuộc đời của người đại tá, doanh nhân và cũng là nghệ sĩ Nguyễn Đăng Giáp. Những tâm tư, tình cảm với quê hương, đất nước, những nốt lặng của vị anh hùng ấy được thể hiện rõ ràng trong những ca khúc Khát vọng và tình yêu Hà Nội (Thái Thùy Linh), Nốt lặng mùa thu (Lê Anh Dũng), Nốt lặng còn lại (Khánh Linh), Tình khúc mùa thu (Khánh Linh - Tùng Dương), Nắng ấm giữa mùa đông Hà Nội (Tùng Dương)… 

Có thể nói, trải qua những bộn bề, lo toan của cuộc sống, những sóng gió cuộc đời, những vần thơ, âm nhạc đã giúp ông nuôi giữ những cảm xúc của mình cũng như cân bằng lại cuộc sống. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.