• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Để ly rượu mừng xuân không là chén sầu

14/02/2018, 13:09

Rượu, bia là thứ đồ uống gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Việt, ở mọi sự kiện hiếu hỉ, sinh nhật...

2

Bà Đỗ Thị Mây, mẹ anh Cao Đức Dương cùng các con của anh Dương

Những lời ân hận muộn màng

Những ngày này, trong khi nhà nhà nô nức sắm Tết, thì ngôi nhà của anh Cao Đức Dương (ở thôn Ngọc Liễn, xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) vẫn im lìm, lạnh lẽo. Anh Dương ánh mắt vô hồn, nói như vô định: “Tôi có tội, tôi đã giết vợ con, tại vì rượu, bia mà tôi mất tất cả...”.

Bà Đỗ Thị Mây (mẹ anh Dương) thở dài kể, sau thời gian dài điều trị ở bệnh viện về, anh Dương như người lẩn thẩn, thi thoảng bỏ nhà đi lang thang, có lúc lên cơn đập phá nhà cửa. Ám ảnh vì vụ tai nạn, ân hận vì uống rượu, bia say gây tai nạn, anh Dương thường lẩm bẩm trách mình, đêm đến anh cũng thường giật mình tỉnh giấc, hét lên trong bóng đêm.

Theo kết quả khảo sát do Ủy ban ATGT Quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố cho thấy, mỗi năm có trên 18.000 vụ TNGT, trong đó, tỷ lệ các vụ tai nạn do rượu, bia chiếm khoảng 39,6%.

“Hôm ấy (ngày 15/5/2016), anh Dương chở vợ đang mang thai và 2 con đi đám giỗ về, do uống rượu say nên đã va chạm vào ô tô khiến vợ tử vong, 2 con và bản thân anh Dương bị thương nặng. Đứa bé trong bụng vợ Dương được mổ gấp, cứu sống nhưng sinh non nên nuôi khó khăn, hai đứa con bị tai nạn cũng trở nên ngơ ngẩn. Bản thân Dương bị chấn thương sọ não nằm viện cả năm trời, ra viện cũng yếu ớt, nhiều lúc nói năng lẩn thẩn. Nhưng dù lúc tỉnh hay lúc lẫn, cứ nhìn thấy rượu bia là Dương sợ, rùng mình và lắc đầu...”, bà Mây cho hay.

Cũng rùng mình mỗi khi nhắc đến bia rượu, Nguyễn Quang Tạo (SN 1986, ở thôn Nam Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang) nhớ lại, 10 năm trước, tương lai của Tạo đã đổ sập chính vì rượu bia. Lúc đó, Tạo có một công việc ổn định với thu nhập khá cao, có một ngôi nhà hai tầng khang trang vừa khởi công xây dựng ngay trục đường chính của xã. Ngày 18/10/2008, Tạo dự xong hai đám cưới ở thôn, nên ngà ngà say và nhảy lên xe tải của một người bạn để lái thử trên đường làng. Đến khúc quanh, không làm chủ được tay lái, nên xe lật nhào và Tạo bị kẹt cứng bên trong. Sau cả năm trời lê lết các bệnh viện điều trị, Tạo trở về nhà nhưng đã vĩnh viễn mất đôi chân.

“Chỉ vì ham vui uống rượu bia, tôi đã không còn đôi chân mạnh khỏe để đi lại. Từ trụ cột gia đình, tôi trở thành gánh nặng. Ở độ tuổi sung sức nhất, tôi trở thành người tàn phế, mọi sinh hoạt, đi lại phải nhờ vào xe lăn. Nỗi đau và sự ân hận này đeo bám tôi cả đời”, Tạo nói.

Cũng chỉ vì rượu bia, mà Trịnh Hồng Khanh (35 tuổi, trú tại phường Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng) đã gây nên cái chết tức tưởi cho hai nữ sinh ngoan hiền, học giỏi đang đi bộ ở lề đường, còn bản thân thì vào vòng lao lý. Ngày 14/1, Khanh uống rượu say trong một đám giỗ, rồi điều khiển ôtô BKS 15C-263.52 đâm phải hai nữ sinh đang đi bộ cùng chiều ở lề đường khiến cả hai tử vong. Sau khi gây tai nạn, Khanh còn tiếp tục chạy xe với tốc độ kinh hoàng, đâm vào một xe tải và một xe taxi nữa rồi chỉ dừng lại vì túi khí bung, xe không thể chạy tiếp. Nhiều giờ sau mới đến cơ quan công an trình diện, Khanh vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. “Lúc đó tôi say rượu. Tôi chỉ biết lên xe và lái xe đến chỗ đó, đâm vào cái gì đó, tung lên trời rồi tôi xuống xe. Tôi không nhớ gì nữa vì tôi đang say rượu”, Khanh khai.

Tiếp xúc với những hàng xóm của lái xe Trịnh Hồng Khanh, họ đều khẳng định Khanh vốn là người khá điềm tĩnh và hầu như không bao giờ thấy anh ta uống rượu trong những cuộc vui. Anh Nguyễn Văn Hải, hàng xóm của Khanh ở ngõ 154, Khúc Thừa Dụ, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân (Hải Phòng) cho biết: “Chúng tôi đều lấy làm tiếc cho Khanh, chỉ vì quá chén mà gây nên cái chết của 2 cháu học sinh, bản thân anh ấy giờ đây phải nằm trong trại giam, không những phải chịu hình phạt thích đáng mà còn phải day dứt lương tâm cả đời. Tất cả đều do rượu, bia mà ra”.

Hãy uống có văn hóa

Anh Vũ Tân (quận Lê Chân, Hải Phòng) thấm thía bài học “uống có trách nhiệm” sau một lần hút chết vì để người bạn say rượu cầm lái. Anh Tân kể, hôm đó, sau khi dự sinh nhật một người bạn, tất cả đều uống rất say, sau bữa tiệc thì mấy anh em rủ nhau đi “tăng tiếp”. Mọi người lên xe của anh Tân, người bạn sinh nhật hôm đó nhất quyết đòi lên cầm lái. Và rồi, chiếc xe tự gây tai nạn, anh Tân đã trải qua những giây phút kinh hoàng, cận kề cái chết. “Xe lao sang trái, sang phải, lộn nhào, mọi thứ vụn nát, cây cối đổ rạp, mảnh kính tung tóe. Tôi hoảng loạn, chỉ biết lấy tay ôm đầu thủ thế và nghĩ đến gia đình, vợ con”, anh Tân nhớ lại.

May mắn, mọi người trong xe chỉ bị xây xước, nhưng ngày hôm ấy, suýt nữa 3 gia đình mất đi 3 người đàn ông trụ cột, 3 ông bố của những đứa con có thể đã ra đi mãi mãi chỉ vì rượu... Từ đó, anh Tân mới thấm thía những khẩu hiệu “đã uống rượu bia không lái xe”, “phải đi taxi nếu đã uống rượu”... không chỉ là câu nói sáo rỗng, hô hào. “Khi sự sống và cái chết mong manh hơn bao giờ hết, mới thấy thấm thía việc sử dụng bia rượu khi cầm lái thực sự vô cùng nguy hiểm. Hãy uống có trách nhiệm, có văn hóa, đừng thấy quan tài mới đổ lệ”, anh Tân tâm sự.

Tới thăm hỏi nạn nhân các vụ TNGT liên quan đến rượu bia, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng thường nói: “Vụ tai nạn là lời cảnh tỉnh với những người uống rượu, bia khi tham gia giao thông, bởi họ không chỉ gây họa cho mình, mà còn khiến người thân và những người xung quanh lâm họa”.

Rượu là thứ đồ uống đã trở nên rất quen thuộc với tất cả người dân thế giới và ở Việt Nam, văn hóa uống rượu đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Thế nhưng, nếu như trước kia, các cụ “năm thì mười họa” mới có dịp gặp nhau, hàn huyên đôi ba câu chuyện, vài chén rượu làm cho cuộc vui thêm phần hứng khởi, thì ngày nay, việc uống rượu, bia đã trở thành thói quen của nhiều người, thậm chí còn được xem là thước đo mức độ tình cảm hay bản lĩnh của cánh đàn ông trong các cuộc vui, cuộc nhậu. Rượu, bia được uống mọi lúc, mọi nơi. Buồn cũng rượu bia, vui cũng bia rượu và nhất là trong quan hệ công việc lại càng cần phải có rượu, có bia. Việt Nam đang trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á với mức tiêu thụ khoảng 3 tỉ lít bia và khoảng 68 nghìn lít rượu vào năm 2013. Rượu, bia quá đà đã và đang gây nhiều hệ lụy xã hội, gây mất an ninh trật tự, làm gia tăng TNGT...

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, từ xa xưa, ông cha ta đã có truyền thống nấu rượu và uống rượu. Đó là nét văn hóa đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, việc một số người lạm dụng rượu bia, gây những tác hại cho bản thân và xã hội là hành động không đẹp cần phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, việc tăng thuế, đưa ra các quy định nhằm hạn chế việc sử dụng rượu như cấm mua bán rượu bia sau 22h, giới hạn độ tuổi người mua bán rượu, bia... chỉ giải quyết được phần ngọn. Cái gốc, phải xuất phát từ văn hóa, từ ý thức của mỗi cá nhân và cả cộng đồng về việc uống có trách nhiệm, có chừng mực, có văn hóa.H.q - V.h

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.