Hồ sơ tài liệu

Diễn biến ở Tây Ban Nha sau khi Catalonia tuyên bố độc lập

28/10/2017, 08:28

Nhiều nước đã phản đối việc vùng Catalonia tuyên bố độc lập. Tình hình chính trị Tây Ban Nha trở nên phức tạp.

Chính thức tuyên bố độc lập

Biểu tình đòi độc lập ở Catalonia

Biểu tình đòi độc lập ở Catalonia

Ngày 27/10 (theo giờ châu Âu), bất chấp sự phản đối và cảnh báo mạnh mẽ của chính quyền trung ương Tây Ban Nha và các nước châu Âu, cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha đã chính thức tuyên bố độc lập.

Cơ quan lập pháp Catalonia đã thông qua kiến nghị độc lập với 70 phiếu thuận, 10 phiếu chống và hai phiếu trắng. Các đại biểu của đảng Xã hội, đảng Nhân dân (PP) cầm quyền và đảng Ciudadanos đã phản đối khi bỏ ra ngoài trước khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.

Nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập:

Tuyên bố này của cơ quan lập pháp Catalonia khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại Tây Ban Nha thêm tồi tệ.

Chính phủ Tây Ban Nha và Tòa án Hiến pháp khẳng định cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của Catalonia là hành động vi hiến, đi ngược lại các mục tiêu và lý tưởng của Liên minh châu Âu.

Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont 1

Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont 

Chính quyền trung ương Tây Ban Nha khẳng định Thủ hiến Puigdemont sẽ mất toàn bộ quyền lực một khi trong phiên họp tới, Thượng viện Tây Ban Nha thông qua việc áp dụng Điều 155 của Hiến pháp áp đặt quyền lãnh đạo trực tiếp của chính phủ trung ương đối với khu vực này.

Đây sẽ là lần đầu tiên trong bốn thập kỷ, chính quyền Tây Ban Nha sử dụng Hiến pháp để giải tán chính quyền khu vực và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm.

Cho giải tán cơ quan lập pháp Catalonia

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 27/10 lập tức đã ký lệnh giải tán cơ quan lập pháp Catalonia và ra lệnh tiến hành một cuộc bầu cử sớm tại vùng này vào ngày 21/12 tới trong một nỗ lực tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong 40 năm qua.

Thủ tướng Rajoy nói rằng ông cũng chính thức cách chức lãnh đạo Catalonia của Thủ hiến Carles Puigdemont cùng ban lãnh đạo của ông này như một phần trong các biện pháp khôi phục lại trạng thái bình thường sau khi nghị viện của Catalonia trước đó cùng ngày đã bỏ phiếu đơn phương tuyên bố độc lập.

cata_1

Chính quyền Tây Ban Nha không muốn Catalonia độc lập

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Rajoy nhấn mạnh rằng chính quyền Tây Ban Nha tin rằng cần khẩn trương lắng nghe các công dân Catalonia, tất cả họ, để họ có thể quyết định tương lai của mình và không ai có thể hành động ngoài vòng luật pháp nhân danh họ."

Cùng lúc, Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua các biện pháp khẩn cấp nhằm áp đặt quyền lãnh đạo trực tiếp của chính phủ trung ương đối với vùng Catalonia.

Thủ hiến Catalonia đối diện khả năng bị khởi tố

Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont

Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont

Ngày 28/10, người phát ngôn của Cơ quan công tố Tây Ban Nha cho biết trong những ngày tới sẽ khởi tố nhà lãnh đạo vùng Catalonia, Thủ hiến Carles Puigdemont với "tội danh nổi loạn".

Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Nghị viện vùng Catalonia vừa bỏ phiếu tuyên bố độc lập.

Một tòa án sẽ quyết định có chấp nhận các cáo buộc kể trên đối với ông Carles Puigdemont hay không. Theo luật pháp Tây Ban Nha tội danh nổi loạn có thể bị phạt tù tới 30 năm.

Cơ quan công tố Tây Ban Nha cũng có thể khởi động các vụ tố tụng tương tự nhằm vào những thành viên khác của chính quyền và nghị viện Catalonia.

Nhiều quốc gia phản đối

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert

Ngày 28/10, khi được cho biết phản ứng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói Catalonia là một phần không tách rời của Tây Ban Nha và Mỹ ủng hộ các biện pháp dựa trên hiến định của Chính phủ Tây Ban Nha nhằm duy trì một đất nước vững mạnh, thống nhất.

Nhiều quốc gia khác cũng đã lên tiếng phản đối Catalonia tuyên bố độc lập. Pháp, Anh, Italy và Đức cũng đều khẳng định không công nhận tuyên bố độc lập mà Nghị viện Catalonia vừa thông qua.

Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh Hiến pháp Tây Ban Nha cần phải được tôn trọng và vấn đề Catalonia cần phải được xem xét. Chính quyền của Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố ủng hộ lập trường của Thủ tướng Tây Ban Nha trong quyết tâm bảo vệ hiến pháp nước này, tức không để cho Catalonia độc lập.

Trước đó vài ngày dưới sức ép của dư luậnCatalonia

Trước đó vài ngày, dưới sức ép của dư luận Catalonia đã một lần hoãn tuyên bố độc lập

Chính quyền Anh cho rằng tuyên bố của Catalonia được đưa ra dựa trên một cuộc bỏ phiếu mà Tòa án Tây Ban Nha đã tuyên bố là bất hợp pháp và rằng sự thống nhất của Tây Ban Nha cần phải được tôn trọng.

Các nước châu Âu khác như Bỉ, Bồ Đào Nha cũng thể hiện lập trường ủng hộ chính quyền Madrid và kêu gọi giữ vững ổn định chính trị tại Tây Ban Nha.

Trong khi đó, giới chức NATO khẳng định cuộc khủng hoảng hiện nay tại Catalonia là vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha và nước này cần giải quyết vấn đề này theo quy định Hiến pháp của nước này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.