Bạn cần biết

Dọn bàn thờ như thế nào cho đúng cách?

23/01/2017, 18:11
image

Việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên nếu làm không đúng cách thì nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc.

tia-chan-huong1-phunutoday-1017

Công việc chăm chút dọn dẹp bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.

Dọn bàn thờ như thế nào cho đúng cách chuẩn nhất đón Tết:

Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà.

Việc lau, dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ là công việc trước tiên và cần được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Theo đó, việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.

Từ việc đánh sáng lại bộ lư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới người còn sống và thế giới tâm linh thiêng liêng. Tuy nhiên, ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kỵ không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ và cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy và mang lại may mắn như phong tục người xưa. 

Dưới đây là một số bước quan trọng trong quá trình dọn bàn thờ gia đình bạn cần biết:

- Trước khi dọn dẹp bàn thờ hoặc phòng thờ thì người dọn dẹp phải tắm rửa sạch sẽ hoặc rửa tay sạch sẽ sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ và thắp một nén nhang để thông báo với tổ tiên, chư Phật biết rằng ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, kính mời tổ tiên và chư vị thần linh cho phép và tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc dọn dẹp.

20170117112705-lau-don-ban-tho

Người dọn dẹp phải tắm rửa sạch sẽ hoặc rửa tay sạch sẽ.

Lưu ý là khi đặt bài vị gia tiên với các vị thần cần đặt ra 2 chỗ khác nhau, không được đặt lẫn lộn. Nên chuẩn bị một chiếc bàn sạch sẽ bên trên trải giấy đỏ hoặc vải để đặt.

- Bước tiếp theo của công việc dọn dẹp bàn thờ là chờ cho hương cháy hết rồi gia chủ mới được lau những bài vị của tổ tiên. Lưu ý khi lau chùi bài vị tổ tiên phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh, tốt nhất bạn nên nấu nước thơm để rửa bài vị.

Nếu có bài vị của Phật thì lau trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Tuyệt đối không làm ngược lại vì như thế bị cho là hành động bất kính, mạo phạm tới thần Phật do thần Phật ở ngôi vị cao hơn.

- Sau khi lau bài vị của Phật và gia tiên xong mới đến công đoạn dọn bát hương. Đây là một trong những công việc rất quan trọng, vì nếu không làm đúng cách rất có thể dễ gây tán tài. Vì vậy để tránh trường hợp đó, gia chủ nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Sau đó dùng khăn sạch (tốt nhất nên dùng khăn mới) lau sạch mặt bàn thờ.

lau don ban tho

Nếu có bài vị của Phật thì lau trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. 

- Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ Phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần và cùng một lúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tro cũ để cho vào bát hương chứ không nhất thiết phải sử dụng tro mới để cho vào.

- Đối với bài vị của thần Phật và tổ tiên đã lau sạch lúc trước thì nên đặt lại vào chỗ cũ. Tuy nhiên nếu đặt không đúng cách cũng sẽ mang điềm xấu cho gia chủ. Do đó công việc đầu tiên là chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa. Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định.

Sau khi đặt xong thì đốt 12 nén hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, nén thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; nén thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; nén thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt; nén thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

Ngày nay, đo điều kiện thời gian và nhiều phong tục đã mai một nên nhiều người, nhiều gia đình cũng không còn giữ đủ các lễ như người xưa thường làm. Tuy vậy, thái độ kính cẩn, trang trọng trong lúc lau dọn bàn thờ đón năm mới thì lúc nào vẫn giữ nguyên như cũ.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.