• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chung tay vì ATGT

Gia cảnh khó khăn của Phó tàu SE2 sinh nghề tử nghiệp

22/03/2017, 08:09

Ngôi nhà nhỏ của gia đình trưởng tàu SE2 vẫn bao trùm không khí tang thương cùng gánh nặng mất đi trụ cột...

6

Bà Nguyễn Thị Hương thắp hương cho người con trai xấu số trước ánh mắt thất thần của vợ con anh Phượng

Một tháng sau ngày Phó trưởng tàu SE2 Phạm Hồng Phượng (SN 1984, quê Yên Bái) tử vong trong vụ tai nạn đường sắt thảm khốc tại Huế, ngôi nhà nhỏ của gia đình vẫn bao trùm không khí tang thương cùng gánh nặng khi đã mất đi trụ cột...

Chờ bố về đưa đi chơi…

Trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ đối diện ga Yên Bái, bà Nguyễn Thị Hương (65 tuổi, mẹ anh Phượng) ngồi thất thần, đôi mắt đỏ hoe hướng về di ảnh của người con trai xấu số, thi thoảng bà lại đứng dậy thắp nhang rồi chắp tay cầu nguyện. Bà Hương thở một hơi dài rồi bật khóc, mất một hồi lâu bà mới lấy lại được bình tĩnh tiếp chuyện chúng tôi: “Đến giờ, tôi mới tin đó là sự thật. Ban đầu cả nhà giấu tôi tin Phượng mất nhưng gặng hỏi thì mới biết hung tin. Tôi như chết đứng vì mấy hôm trước Phượng còn nói sẽ về ăn giỗ bố (26/1 âm lịch) rồi đưa cả nhà đi chơi. Giờ em nó đã về với bố, để lại vợ trẻ cùng hai đứa con nhỏ thơ dại, gia đình không biết phải gồng gánh nỗi mất mát này như thế nào nữa!”, bà Hương nghẹn giọng.

Nhìn bà nội thắp nén nhang rồi chắp tay cầu nguyện trước di ảnh của bố mình, theo phản xạ, đứa con gái 16 tháng tuổi của anh Phượng đang ngồi trong lòng mẹ cũng siết tay lại rồi gật gật, sau đó sà vào bắt mẹ vỗ về. Ôm chặt con, chị Phạm Thị Bích Hồng khóc nấc: “Nhìn cảnh mẹ già chít khăn tang cho con trẻ, rồi hai đứa con nhỏ thơ dại, chưa biết về sự mất mát nên đôi lúc vẫn đùa nghịch ngay trước di ảnh bố mới cảm nhận được nỗi đau xót tột cùng. Hàng ngày, cháu gái lớn 5 tuổi vẫn hỏi tôi bố đi đâu nhưng rồi cũng tự trả lời là bố đang đi tàu và sẽ chờ bố về đưa đi chơi”.

Giở lại nhật ký cuộc gọi gần nhất của chồng, chị Hồng cho biết, hai ngày trước khi vụ tai nạn xảy ra, anh Phượng có gọi về cho chị để hỏi thăm sức khỏe gia đình và nói chuyện với con gái lớn. Cuộc gọi ngắn ngủi chừng 7 phút với bao điều gửi gắm của hai vợ chồng giờ đã vào ký ức đau buồn: “Mọi cuộc gọi giữa hai vợ chồng đều do anh Phượng chủ động vì công việc của anh luôn bận rộn trên tàu và khép kín trên tuyến đường dài Bắc - Nam. Nhỡ lúc anh đang chợp mắt nghỉ ngơi, mình gọi là bị ảnh hưởng sức khỏe của chồng, vậy nên mỗi cuộc gọi điện về nhà của anh là niềm vui của cả nhà”, chị Hồng chia sẻ. Kể về Tết cuối cùng bên chồng, chị Hồng cho hay, anh Phượng luôn phải làm việc trên chuyến tàu cuối cùng của năm. “Năm nay cũng vậy, sau mấy ngày nghỉ trước Tết, anh lại phải lên tàu đúng đêm 30 Tết. Trước khi đi, hai vợ chồng có uống với nhau một chén rượu chúc mừng năm mới, đây là lần đầu tiên anh ấy có nhã ý như vậy nhưng cũng là lần cuối cùng”, chị Hồng mếu máo.

Gánh nặng mưu sinh trên vai người vợ trẻ

Trong mắt bà con hàng xóm, anh Phượng là người hiền lành, tốt bụng và hòa đồng. Những việc gì họ cần giúp thì Phó trưởng tàu Phượng luôn sẵn sàng và nhiệt tình. Bác Vượng, một người dân trong tổ 5B, phường Hồng Hà, TP Yên Bái cho biết: “Gia đình Phượng quê gốc ở dưới xuôi, ở trên này không có họ hàng thân thích. Từ nhỏ, Phượng tháo vát, siêng năng, ai cũng yêu quý. Từ khi Phượng đi tàu, ít về nhà nhưng hễ mỗi lần có mặt ở nhà thì đều đến thăm hỏi hàng xóm. Biết tin Phượng tử nạn vì nghề, ai cũng thương tiếc, giờ chỉ lo người mẹ già cùng hai đứa con nhỏ của Phượng phải sống vất vả vượt qua khó khăn khi thiếu người trụ cột của gia đình”.

Được biết, nhà anh Phượng có 5 anh em thì 4 người theo nghiệp đường sắt. Trước đây, bố anh cũng làm cán bộ vận chuyển của tuyến đường sắt Yên Bái – Hà Nội, mẹ anh làm nhiệm vụ thông tin của ngành. Ngôi nhà nhỏ mà vợ chồng anh Phượng đang ở được bố mẹ mua từ năm 1992 nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên ít được sửa chữa. Do điều kiện kinh tế eo hẹp, ngôi nhà nhỏ vài chục mét vuông hiện có 7 người cùng sinh hoạt. “Phượng là trụ cột của gia đình, chi phí sinh hoạt của cả nhà đều dựa vào đồng lương của Phượng. Tôi già yếu, bệnh tật nên chỉ phụ được công việc chăm bẵm các cháu. Vợ Phượng đang làm nhân viên điều dưỡng hợp đồng suốt 8 năm qua cho Trung tâm Y tế TP Yên Bái với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, vừa qua được nâng lên 3,2 triệu đồng/tháng cùng khoản lương hưu của mẹ già. Rồi đây không biết trang trải cuộc sống và nuôi hai con nhỏ dại, đứa 5 tuổi, đứa mới 16 tháng ăn học thành người ra sao? Mong sao vợ của Phượng sớm có công việc ổn định, sớm hết cảnh hợp đồng, có thu nhập để lo cho bọn trẻ”, bà Hương trăn trở.

Mọi sự hỗ trợ cho gia đình anh Phạm Hồng Phượng, xin gửi về số TK: 37710000123655, ngân hàng BIDV chi nhánh Yên Bái, chủ TK Phạm Thị Bích Hồng, địa chỉ: SN 39, tổ 5B, phường Hồng Hà, TP Yên Bái.

Khoảng 15h ngày 20/2, tàu SE2 đi từ TP.HCM ra Hà Nội khi đến đoạn đường ngang Km 738+200, tuyến đường sắt Bắc - Nam, thuộc địa bàn thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế thì bất ngờ va chạm với xe tải BKS 75C – 026.91. Vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương nặng, trong đó có Phó tàu phụ trách an ninh tàu SE2 Phạm Hồng Phượng đang làm nhiệm vụ trên tàu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.