70 năm truyền thống ngành GTVT

Giao thông đường thủy hình thành thế nào?

16/12/2014, 08:02

Vào thời nhà Nguyễn, nước ta có khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ, đan xen chằng chịt. Tất cả các con sông lớn đều được chảy từ miền núi phía Tây, xuống phía Đông ra biển.

img

Trong đó, những dòng sông lớn nhất ở miền Bắc là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, ở miền Trung là sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Hương… Ở miền Nam lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long với sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai… 

Do có nhiều con sông lớn đổ ra biển, Việt Nam có tới có 112 cửa sông lớn nhỏ. Với chiều dài bờ biển khoảng trên 3.200 km, bình quân cứ khoảng gần 30 km nước ta lại có một cửa biển, nên đến đầu thế kỷ XIX, giao thông nước ta lúc đó chủ yếu là đường sông. Với đường bờ biển dài hàng nghìn cây số và một hệ thống sông ngòi dày đặc, chằng chịt… nên giao thông đường thủy đóng vai trò chính trong GTVT nước ta tại các triều đại phong kiến, đặc biệt là triều Nguyễn. 

Ở Đồng bằng Bắc bộ có các tuyến vận tải đường sông chính từ Thăng Long đi ngược sông Hồng, qua sông Đà lên Tây Bắc, ngược dòng sông Thao qua sông Lô, sông Chảy để lên Tuyên Quang, Hà Giang và ngược lại, hay xuôi dòng sông Nhuệ, sông Đáy ra cửa biển xuôi về Thanh Hóa, Nghệ An... 

Ở Nam bộ hệ thống sông ngòi, kênh rạch còn chằng chịt và dày đặc hơn. Do sự hạn chế phát triển của giao thông đường bộ nên giao thông đường thủy đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân. Ưu điểm lớn nhất của giao thông thủy là có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa cồng kềnh và tải trọng lớn với tốc độ cao hơn đường bộ. Giao thông đường thủy còn đóng vai trò then chốt trong việc thông thương buôn bán và giao lưu văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược, giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Chu Đức Soàn  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.