Ứng dụng

Google Maps xóa tên Trung Quốc khỏi bãi cạn Scarborough

15/07/2016, 06:05
image

Tên tiếng Trung của bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines vừa bị xóa khỏi bản đồ của Google.

Google_Maps_Scarbo_3375044b

Google Maps sử dụng thuật ngữ quốc tế để chỉ bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines là Scarborough. Ảnh: Telegraph

Tờ Telegraph hôm 14/7 đưa tin, Google Maps vừa xóa tên tiếng Trung của một bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông sau cuộc biểu tình của người dân Philippines.

Theo đó, hôm 12/7, Google Maps đã sửa tên bãi cạn tranh chấp giữa hai nước thành tên quốc tế là Scarborough. Động thái này của Google diễn ra sau khi hơn 2.000 người Philippines ký vào bản kiến ​​nghị trực tuyến trên Change.org yêu cầu Google ngừng xác định nơi này như một phần của Trung Quốc.

Trung Quốc gọi bãi cạn trên là đảo Huangyan, trong khi Philippines gọi đây là bãi Panatag.

Văn phòng của Google tại Manila cho biết: "Chúng tôi đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề. Chúng tôi hiểu rằng tên địa danh có thể tác động tâm lý sâu sắc, đó là lý do chúng tôi nhanh chóng xử lý ngay khi được biết về vấn đề này".

Trước đó từ năm 2012, Trung Quốc và Philippines liên tục căng thẳng ở bãi cạn Scarborough, một ngư trường phong phú và đầy "màu mỡ". Bắc Kinh giành quyền kiểm soát bãi cạn này từ đó, bất chấp việc bãi cạn cách đảo Hải Nam, vùng lãnh thổ Trung Quốc gần nhất, tới 650 km.

Trung Quốc đã ngang nhiên gộp cả "ngư trường" này vào khu vực "đường lưỡi bò" của mình, một ranh giới cho rằng gần như toàn bộ đến Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên cái gọi là căn cứ lịch sử của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, hôm 12/7 vừa đây, Tòa Trọng tài thường trực PCA đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" là không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); đồng thời khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với nguồn tài nguyên trong "đường lưỡi bò".

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.