Thế giới

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc ào ạt tràn xuống Biển Đông

02/08/2016, 12:24
image

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc sẽ tràn xuống Biển Đông đánh bắt khi lệnh cấm đơn phương của nước này hết hiệu lực.

hang-ngan-tau-ca-trung-quoc-tran-vao-bien-dong

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc sẽ ào ạt tràn vào Biển Đông đánh bắt sau khi lệnh cấm đơn phương của nước này hết hiệu lực.

Trang mạng hinews.cn (Trung Quốc)  ngày 1/8 đưa tin, hàng ngàn tàu cá của tỉnh Hải Nam đã tụ tập tại các cảng neo đậu để làm công tác chuẩn bị, đảm bảo nguyên liệu, hậu cần chờ ngày ra khơi sau lệnh cấm đánh bắt cá hết hiệu lực.

Theo đó, khi lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này đơn phương thực thi hết hiệu lực sau 12h trưa ngày 1/8, những tàu cá của tỉnh Hải Nam bắt đầu tràn vào Biển Đông để đánh bắt.

Gần 8.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam sẽ đồng loạt ra khơi sau khi lệnh cấm đánh bắt kết thúc. Ngoài ra các tàu cá của tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông cũng tiến vào Biển Đông sau hai tháng rưỡi nghỉ ngơi.

Đây là lần thứ 18 liên tiếp Trung Quốc trắng trợn áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông. Bắt đầu từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều ngang ngược tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước có vùng biển liên quan.

Trước đó, vào lúc 12h ngày 16/5, Trung Quốc đã bắt đầu thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, phạm vi mà Trung Quốc cấm đánh bắt cá nằm trong vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông (bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ).

Khu vực mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá bao gồm cả quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Lệnh cấm này áp dụng cho cả ngư dân Trung Quốc và ngư dân nước ngoài. Các trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu tàu thuyền, phương tiện đánh bắt, xử phạt hành chính.

Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982."

"Việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” ông Lê Hải Bình nói.

 Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.