Y tế

Khi "cậu nhỏ" đau nhức, quý ông nên làm gì?

22/03/2019, 15:17

Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi "cậu nhỏ" bị chấn thương, cần được can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ vô sinh.

img
Nguyên nhân gây chấn thương tinh hoàn thường gặp nhất là do chơi thể thao.

Theo BS Trịnh Anh Tuấn, Phó khoa Ngoại Tổng Hợp, BV ĐK Mộc Châu, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận và xử lí nhiều tình huống “ dở khóc dở cười“ của các quí ông đến khám về vấn đề nam học , trong đó có chấn thương tinh hoàn sau va đập.
BS. Tuấn nhớ lại, trong đêm trực cấp cứu, đã tiếp nhận nam bệnh nhân 82 tuổi, sưng đau tinh hoàn bên trái, sau va đập 6 ngày. Sau quá trình thăm khám, kết hợp các kết quả xét nghiệm, siêu âm... nhận thấy 1 bên tinh hoàn trái chấn thương vỡ, hoại tử, kèm theo lâm sàng bệnh nhân có tím đen vùng bừu bên trái. Hội chẩn toàn viện, đưa ra hướng điều trị mổ cấp cứu, cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bệnh nhân. Khi mổ ra, tinh hoàn trái của bệnh nhân bị vỡ nát, hoại tử, tụ máu, mất hết tổ chức nhu mô lành.

Ths. BS. Nguyễn Văn Dinh cũng từng tiếp nhận nam thanh niên 32 tuổi, đến khám với lí do sưng đau tinh hoàn bên trái sau khi đá bóng. Triệu chứng bệnh nhân thấy đau dữ dội ở vùng bìu, trên da bìu có những đốm chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, sưng to dần. "Đối với một số trường hợp vỡ tinh hoàn mà không bị đụng dập nhu mô tinh hoàn, các bác sĩ có thể khâu bảo tồn. Nhưng nếu đụng dập tổ chức này, bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ để bảo tồn chức năng sinh sản cho tinh hoàn bên kia". BS. Dinh chia sẻ.
Theo BS. Dinh, nguyên nhân gây chấn thương tinh hoàn thường gặp nhất là do chơi thể thao, bởi lực va chạm mạnh của dụng cụ chơi và bạn chơi tác động mạnh trực tiếp vào bìu. "Khi quý ông gặp những trường hợp như vậy, nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa sâu, tốt nhất có đơn vị hỗ trợ sinh sản bởi nếu cả hai tinh hoàn bị vỡ, việc mất khả năng sinh tinh có thể xảy ra. Khi đó, các bác sĩ sẽ giúp lấy tinh trùng, trữ đông để người bệnh có con sau này.
Nếu tinh hoàn bị vỡ đã được cắt bỏ, người bệnh hầu như không có nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn vỡ không được cắt bỏ và tự teo đi sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại. Bởi tinh hoàn teo đã trở thành vật thể lạ (kháng nguyên), cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại cả tinh hoàn teo và tinh hoàn lành", BS Dinh khuyến cáo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.