Y tế

Khiên ngưu chữa phù thũng

02/04/2018, 18:16

Khiên ngưu còn gọi là hắc sửu, ạch sửu, bìm bìm biếc; là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh...

20

Hoa và vị thuốc khiên ngưu

Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn…

Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Se men Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Trong khiên ngưu tử có Pharbitin (Pharbitic acid và vài Purolic acid) là chất Glocosid có khoảng 2%, Nilic acid, Gallic acid, Lysergol, Chanoclavine, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine. Ngoài ra, còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit.

Theo Đông y, khiên ngưu tử có công dụng tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng. Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật…

Chữa phù thũng, nằm ngồi không được: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều thì khỏi, có thể tăng liều uống tới 40g tùy theo tình trạng bệnh.

Chữa tinh thần phân liệt: Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.