Chuyện dọc đường

“Liệu cơm gắp mắm”

28/11/2016, 14:11

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, muốn tăng nguồn thu...

2

QL1 đoạn qua cầu Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An - Ảnh: Văn Thanh

Theo đó, phải cải cách hành chính triệt để và tinh giản bộ máy thực chất; Thắt chặt kỷ luật nghiêm ngặt trong ngân sách, nhất là đầu tư công và chi tiêu công dựa trên yêu cầu thẩm định hiệu quả tài chính của các dự án. Phải cân đối tỷ trọng hợp lý giữa dự án đầu tư công có thể tái tạo nguồn lực tài chính, sinh lợi với những dự án không có nguồn thu. Cần phải có tính toán cụ thể, liệu cơm gắp mắm, cho phù hợp với hoàn cảnh. Trước đây trong 10 dự án, chấp nhận 1 dự án có hiệu quả tài chính thì giờ đây nên chuyển dần sang việc thực hiện nhiều dự án có hiệu quả tài chính hơn thay vì thực hiện các dự án xã hội. Tóm lại nên cơ cấu sắp xếp lại hài hòa phục vụ mục tiêu trước mắt, chú trọng thực hiện các dự án hiệu quả tài chính trong đầu tư công.

Đi đôi với những quyết sách trên là những biện pháp nhanh chóng tạo lập nguồn lực tài chính trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Theo đó, một trong những biện pháp cấp bách hiện nay là cần hoàn thiện các thể chế để phát triển thị trường tài chính nhanh và có hiệu quả. Cụ thể, cần hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn. Trong đó, thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng, đảm bảo huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế; Phối hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường… Kinh nghiệm cho thấy, khi một thị trường vốn phát triển bên cạnh thị trường tiền tệ sẽ tạo ra nguồn vốn phục vụ cơ sở hạ tầng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Trở lại vấn đề xử lý nợ công, tôi vẫn bảo lưu quan điểm: Cần giảm bội chi ngân sách, tăng trần nợ công. Vay không phải là xấu, vấn đề sử dụng đồng vốn vay như thế nào, có hiệu quả hay không? Xét trên phương diện toán học, trần nợ công  là kết quả của tổng số nợ công/tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vậy, rõ ràng muốn xử lý trần nợ công phải tăng mẫu số (GDP) và cố kìm lại tử số (nợ công). Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Việt Nam đang là nước thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng GDP cao, việc kìm lại số nợ công là điều không thể. Chúng ta vẫn phải tăng nợ công miễn là tỷ lệ tăng thấp hơn so với  tốc độ tăng của GDP. Như vậy, điều quan trọng không phải kìm nợ công mà chính là việc tính toán dùng đồng vốn đầu tư công của Nhà nước vào công trình dự án nào phải góp phần làm cho GDP tăng lên.

Trương Văn Phước
Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

img

Lựa chọn làm cao tốc Bắc - Nam là giải pháp tối ưu

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.