Y tế

Lộc vừng chữa trĩ, kiết lị

04/04/2018, 13:22

Theo Đông y, rễ, cây, lá, quả lộc vừng đều có thể làm thuốc.

22

Cây lộc vừng

Cây lộc vừng cao 8-10m; vỏ thân dày, nháp, màu nâu đen; lá mọc so le, thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng, mặt trên xanh sẫm bóng; hoa màu đỏ nhạt, chi nhị và vòi nhụy màu đỏ thẫm; quả có 4 cạnh lồi, mỗi cạnh lại xẻ rãnh dọc...

Theo Đông y, rễ, cây, lá, quả lộc vừng đều có thể làm thuốc. Vỏ thân cây lộc vừng được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt hiệu quả. Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu sau đó ngậm nước chữa đau răng, trị ho và hen suyễn. Rễ lộc vừng dùng làm thuốc trị kích thích tiêu hóa, bệnh sởi...

Chữa trĩ: Lá cây lộc vừng bánh tẻ còn tươi 20g. Rửa sạch lá lộc vừng bằng nhiều nước sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội, để ráo nước. Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút lấy lá lộc vừng đã rửa nhai và nuốt lấy nước còn bã đắp vào vùng hậu môn 15 phút. Mỗi đợt điều trị từ 7 - 10 ngày và sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị được hiệu quả. Bài thuốc này có tác dụng làm hết táo bón, co búi trĩ, chống viêm và cầm máu.

Chữa tiêu chảy kiết lị: Lá lộc vừng non xay nhuyễn ép lấy nước uống trị bệnh. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.