Vận tải

Lợi nhuận hàng không qua thời hoàng kim?

27/02/2017, 14:40

Theo dự báo của CAPA, tỷ suất lợi nhuận của ngành HK toàn cầu sẽ giảm dần trong 2 năm 2017 và 2018.

incheon airport

Theo dự báo của CAPA, tỷ suất lợi nhuận của ngành HK toàn cầu sẽ giảm dần trong 2 năm 2017 và 2018

Theo dự báo của CAPA - Trung tâm nghiên cứu hàng không uy tín hàng đầu thế giới, dự báo tỷ suất lợi nhuận của ngành hàng không toàn cầu sẽ giảm dần trong 2 năm 2017 và 2018. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con số 8,3% lợi nhuận năm 2016 có thể là đỉnh của chu kỳ tốt nhất lịch sử 100 năm hàng không thế giới. 

Cụ thể, báo cáo lợi nhuận của các hãng hàng không do CAPA cập nhật 6 tháng một lần mới bổ sung số dự báo cho năm 2018 theo chiều hướng giảm, trong đó chỉ ra nguyên nhân chính là giá dầu tăng và dư thừa máy bay khi các hãng hàng không ồ ạt mua máy bay thời gian qua.

 

2015

2016   (dự kiến)

2017 (dự báo)

2018  (dự báo)

Nguồn

Dự báo

Giá dầu Brent                         (USD/Thùng)

52,3

43,6

57,4

59,8

Reuter

Tăng trưởng GDP Thế giới                      (%)

2,6

2,4

2,8

2,9

IMF

Tăng trưởng Đội máy bay Thế giới      (%)

3,6

3,9

4,1

4,7

CAPA

Sản lượng vận chuyển Thế giới RPK      (%)

7,6

6,2

6,4

6,6

CAPA

Tỷ suất lợi nhuận airline toàn cầu       (%)

8.0

8,3

7,4

6,6

CAPA

Với năm 2017, CAPA dành những từ như: bất định, khôn lường và thua lỗ để đánh giá. Cụ thể, theo Trung tâm này, bất ổn định thường dẫn tới khó khăn cho tăng trưởng kinh tế, khó khăn cho kinh doanh và chi tiêu cá nhân và hậu quả xấu cho các hãng hãng không trong khi đó, 2017 lại được đánh giá là năm tràn ngập của bất định. 

Thực tế, những sự kiện đã xảy ra năm 2016 đã cho thấy tầm quan trọng và tính bất định của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào tới các hãng hãng hàng không. “Bất ổn định chính trị và kinh tế đang phủ đám mây đen phủ gần kín thế giới hàng không. Brexit đẩy châu Âu vào thảm cảnh mọi người đều mất. Tổng thống đắc cử Trump đảm bảo được mỗi một điều chắc chắn là ta không thể dự đoán được điều gì, ngoài nguy cơ rất cao của xung đột thị trường khu vực và thế giới…”, CAPA đánh giá.

Đáng nói hơn, theo Trung tâm này, ngay cả những thông tin tốt cũng cũng có thể trở thành mầm mống của “đại họa”. “Giảm được gần nửa chi phí nhiên liệu khiến việc kiểm soát từng 2-3% chi phí khác bỗng dưng chẳng quan trọng gì. Từ đó cũng khó mà thuyết phục nhân viên về sự cần thiết phải thi hành chính sách tiết kiệm khi sức mua tăng chậm lại, giá vé giảm trên toàn hệ thống”, CAPA phân tích.

Tuy nhiên, cũng theo CAPA, mặc dù còn khó khăn, nhưng năm 2016 là một trong những năm lợi nhuận cao nhất của hàng không thế giới. Điều này có được chủ yếu là nhờ giá dầu giảm thấp. Đáng lưu ý nữa, lợi nhuận của hàng không thế giới năm 2016 chủ yếu đến từ sự đóng góp của các hãng hàng không Mỹ sau khi các hãng hàng không nội địa của nước này hợp nhất và các hãng hàng không lớn có thêm nguồn thu kếch sù từ cho thuê máy bay.

Tại Châu Á, khu vực có tốc độ tăng trưởng thị trường cao nhất và có nhiều hãng hàng không mới song lợi nhuận lại ở mức thấp nhất. Năm 2016 cũng là một năm khó khăn đối với các hãng hàng không trong vấn đề giá vé.  Giá dầu thấp là con dao hai lưỡi bởi khi nhu cầu không tăng, giá vé sẽ lao dốc theo chi phí. Giá vé thấp lại “thổi” số lượng khách tăng trưởng khá mạnh với tổng ghế suất trên 80%. Và điều này cũng có nghĩa không còn nhiều cơ hội để kích cầu thêm nữa.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện TCT Hàng không VN (Vietnam Airlines) cho biết 2 tháng đầu năm 2017 với trọng điểm phục vụ Cao điểm Tết Đinh Dậu của Vietnam Airlines và các công ty thành viên Jestar Pacific Airlines và Công ty bay dịch vụ VASCO tiến bộ vượt bậc với chỉ số đúng giờ 88%, tăng gần 10 điểm % so với năm trước trong bối cảnh hạ tầng quá tải, đặc biệt tại sân bay Tân sân nhất. Tổng số khách vận chuyển vẫn tăng trưởng nhanh khoảng 20%, nhưng đã chững hẳn lại so với kỷ lục 34% cùng kỳ 2016. 

Trong bối cảnh đó, Vietnam Airlines và các công ty thành viên đã đẩy mạnh khai thác các tuyến trọng yếu Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh – Đà nẵng với thị phần áp đảo 64-67% và duy trì thị phần toàn mạng nội địa 61%.  Trong khi phần lớn các chi phí đầu vào khá ổn định, giá dầu tăng vọt so với 2 tháng đầu năm 2016 làm chi phí tăng khoảng 300 tỷ VND ảnh hưởng khá lớn tới lợi nhuận khai thác.  Đại diện Vietnam Airlines cho biết hãng đang khẩn trương nghiên cứu các giải pháp đối phó với tình hình, trong đó trọng tâm là hợp tác với các hang hàng không trong liên minh toàn cầu Skyteam nâng cao hiệu quả thị trường quốc tế nối mạng nội địa Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.