Thế giới giao thông

Mổ xẻ danh sách hãng hàng không ô nhiễm nhất châu Á

22/01/2018, 20:00

Một tổ chức có chức năng nghiên cứu môi trường của Mỹ thực hiện nghiên cứu, khảo sát mức độ thân thiện môi trường...

33

Máy bay siêu lớn A380 của Qantas Airlines

Một tổ chức có chức năng nghiên cứu môi trường của Mỹ vừa thực hiện nghiên cứu, khảo sát mức độ thân thiện môi trường của các hãng hàng không châu Á và phát hiện yếu tố quan trọng từ các hãng này làm ảnh hưởng tới môi trường.

Qantas Airway gây ô nhiễm nhất

Giữa bối cảnh toàn thế giới đang tìm cách hạn chế ô nhiễm môi trường hết sức có thể, trên tất cả các lĩnh vự ng có uy tín tại Mỹ (AET) đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá việc gây ảnh hưởng tới môi trường của các hãng hàng không châu Á để tham vấn và đề xuất cho Chính phủ Hoa Kỳ phương hướng tối ưu nhất nhằm hạn chế ô nhiễm. Tổ chức này xem xét tổng cộng 20 hãng hàng không lớn tại châu Á và Đại Tây Dương bay đến và đi từ Mỹ.

Tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) dẫn kết luận của tổ chức nghiên cứu AET cho biết, hãng hàng không châu Á ô nhiễm nhất là Qantas Airways của Australia. Hãng này đang sử dụng các loại máy bay cũ A380 và B747. Trong khi đó, phân tích chỉ ra các hãng hàng không tư nhân Hải Nam Airlines và All Nippon Airways có các chuyến bay “thân thiện môi trường nhất”.

Nghiên cứu cho thấy, máy bay 4 động cơ Airbus A380 không mang đến hiệu quả nhiên liệu khi bay quãng đường dài so với máy bay 2 động cơ. Nhận định này đi ngược với quan điểm “A380 là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho chiếc Boeing 747” của nhiều hãng hàng không vốn đã từng sử dụng siêu máy bay hai tầng này.

“Có khoảng cách rất lớn trong tiết kiệm nhiên liệu trên các chuyến bay xuyên lục địa, dẫn đến lượng khí thải carbon vượt quá mức cho phép”, đồng tác giả nghiên cứu Brandon Graver của AET cho biết.

Ông Graver, chuyên gia đến từ Hội đồng Quốc tế về Giao thông sạch (nhóm này trước đó đã phanh phui bê bối lừa dối khí thải trên xe diesel của hãng Volkswagen) cho biết: “Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng, các hãng hàng không luôn làm mọi thứ có thể để hạn chế sử dụng nhiên liệu vì đó là điều tốt nhất cho cả bản thân họ. Nhưng hóa ra không phải, đặc biệt là hiện nay khi giá nhiên liệu truyền thống đã giảm khá nhiều”.

“Suốt nhiều năm nay, Airbus luôn tìm cách để thế giới tin rằng A380 là siêu máy bay không ô nhiễm. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra sự thật hoàn toàn trái ngược”, ông Graver nhấn mạnh.

Ông Graver cho biết thêm, các hãng hàng không thân thiện với môi trường hay không không nằm ở số lượng hành khách hay số ghế mỗi chuyến bay mà chính ở khối lượng hàng hóa, cách các hãng hàng không sắp xếp lượng hàng tối đa lên máy bay, mới có tác động lớn tới hiệu quả đốt cháy và sinh công của nhiên liệu.

Phân tích cho thấy, hãng Hải Nam của Trung Quốc đứng đầu danh sách hãng hàng không thân thiện môi trường vì hãng sử dụng các máy bay động cơ đôi cỡ lớn và mới trên tuyến từ Trung Quốc đến Mỹ.

Hay với ANA, mặc dù hãng có số khách trung bình ít hơn, chở ngày càng nhiều hàng hóa hơn nhưng kết quả máy bay của hãng sử dụng nhiên liệu rất hiệu quả. Trong khi đó, hãng hàng không Qantas lại sử dụng nhiên liệu ít hiệu quả hơn các hãng ở top đầu khoảng 64%.

Hãng hàng không nói gì?

Sau báo cáo trên, cả Cathay Pacific và Qantas đều ra thông báo tái khẳng định cam kết về vấn đề tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo hạn chế tác động đến môi trường.

Nhưng Qantas phủ nhận các nhận định từ báo cáo trên khi cho rằng, báo cáo đã không phản ánh chính xác tình hình hoạt động. Hãng hàng không này vừa mới nhận một loạt máy bay tiết kiệm nhiên liệu, động cơ đôi Boeing 787 để thay thế cho máy bay B747 trên các tuyến đường dài.

Tờ Bưu điện Hoa Nam cho rằng, các dữ liệu trong nghiên cứu trên đều lấy từ năm 2016. Từ năm đó đến nay, tất cả các hãng hàng không đều đã nhận những thế hệ máy bay mới thân thiện môi trường và ngày càng nhiều máy bay được khai thác để thực hiện các tuyến xuyên Thái Bình Dương.

Cathay Pacific cho biết, cần thêm thời gian để tìm hiểu phương pháp luận của báo cáo này. Theo nghiên cứu, máy bay của Cathay Pacific (Hong Kong) kém tiết kiệm nhiên liệu hơn các hãng Hải Nam và ANA khoảng 20%.

Nhưng thực tế, từ năm 2016, hãng hàng không hàng đầu của Hong Kong đã thay thế máy bay “khát nhiên liệu” B747 bằng 22 máy bay A350 của Airbus.

Số phi cơ này được phục vụ trên các chuyến bay tới San Francisco và Newark, sớm triển khai trên các chuyến tới Washington. Nếu tất cả các tuyến bay của Cathay tới Mỹ đều sử dụng A350, Cathay Pacific sẽ vượt mặt Hải Nam và ANA về mức độ thân thiện môi trường.

Trong khi đó, mới đây, Airbus cũng cảnh báo có thể ngừng sản xuất loại máy bay A380 nếu loại phi cơ này không còn hấp dẫn người mua.

A380 là máy bay cỡ lớn có thể chở tới 853 khách với thiết kế tất cả các khoang đều là hạng thường hoặc chở 500 khách và một khoang chở hàng hóa. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.