Y tế

Mộc hương trị viêm loét dạ dày, tá tràng

11/11/2017, 07:21

Mộc hương là cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt.

12

Mộc hương trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, cuống dài 20-30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần.

Mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng làm tan ứ trệ, hòa tỳ vị, đuổi phong tả, tả khí hỏa, phát hãn, giải cơ biểu. Còn có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả. Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ.

Chữa đi lỵ mạn tính: Mộc hương, hoàng liên bằng nhau, tán bột làm viên, mỗi lần uống 0,2-0,5g, ngày 2-3 lần.

Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài: Mộc hương 6g, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đẳng sâm mỗi vị 12g, phụ tử chế 8g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi vị 6g, xuyên tiêu, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Sau 5 thang cần khám lại.

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-10 thang.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.