Đời sống

Nâng cao hiệu quả thanh toán thuốc BHYT điều trị ung thư

06/12/2021, 13:30

Riêng Hà Nội, chi phí BHYT cho tiền thuốc điều trị ung thư năm 2020 trên 2.331 tỷ đồng, và 9 tháng năm 2021 gần 1.582 tỷ đồng.

Chi phí điều trị bệnh ung thư tăng lên hàng năm

Mới đây, BHXH Việt Nam phối hợp với Công ty Công nghệ Dược phẩm Polysan (Liên bang Nga) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hướng dẫn thanh toán thuốc BHYT cho bệnh nhân ung thư sau điều trị bằng thuốc điều trị đích, xạ trị và hóa trị".

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết: Thống kê hằng năm cho thấy, quỹ BHYT đã chi khoảng hơn 40 nghìn tỷ đồng tiền thuốc BHYT cùng hàng ngàn tỷ đồng để chẩn đoán, điều trị cho các trường hợp mắc bệnh ung thư; và chi phí điều trị bệnh này vẫn tiếp tục gia tăng hàng năm. Bài toán khó đặt ra cho ngành Y tế và quỹ BHYT tại Việt Nam hiện nay là “nguồn quỹ BHYT có giới hạn”.

img

Chi phí BHYT thuốc điều trị ung thư mỗi năm một tăng

Ông Sơn chia sẻ: "Mục tiêu cần hướng tới là phải có chiến lược mua sắm các thuốc phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, giảm gánh nặng xã hội và đảm bảo khả năng chi trả của nguồn quỹ BHYT”.

Tại Hội thảo này, ông Kharinov Vyacheslav Nicolaevich, Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam đã nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Gần đây nhất, mối quan hệ này càng được thắt chặt qua ký kết chuyển giao sản xuất vaccine phòng ngừa Covid-19 của Liên bang Nga cho Việt Nam. Là một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn ở Nga, đã có thời gian dài phát triển thị trường tại Việt Nam, ông Kharinov Vyacheslav bày tỏ mong muốn sự hợp tác chia sẻ thông tin tại Hội thảo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân Việt Nam, đặc biệt khi hiện có khoảng 90% dân số Việt Nam đang được quỹ BHYT bảo vệ...

Thông tin rõ hơn về thực trạng chi trả từ quỹ BHYT cho bệnh nhân ung thư, bà Nguyễn Thị Tám, Phó Giám đốc BHXH TP. Hà Nội cho biết: Trong năm 2019, tổng chi từ quỹ BHYT cho bệnh nhân BHYT tại Hà Nội lên tới 22.702 tỷ đồng; năm 2020 mặc dù diễn biến phức tạp của dịch Coivid-19 khiến người dân hạn chế đi KCB, song tổng chi từ quỹ BHYT vẫn ở mức 22.290 tỷ đồng; còn trong 9 tháng năm 2021, số chi cũng lên tới 13.988 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tiền thuốc lần lượt là 8.250 tỷ đồng, 8.778 tỷ đồng và 5.751 tỷ đồng. Riêng chi phí cho tiền thuốc điều trị ung thư (hóa chất, thuốc điều trị đích, thuốc điều trị nội tiết, thuốc điều hòa miễn dịch...) năm 2019 trên 2.340 tỷ đồng, năm 2020 trên 2.331 tỷ đồng và 9 tháng năm 2021 gần 1.582 tỷ đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Tám, mục tiêu hàng đầu của quỹ BHYT là đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, một số quy định trong Hướng dẫn điều trị và các Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí KCB của Bộ Y tế có một số điểm chồng chéo, chưa thống nhất và đang là khó khăn cho cả cơ sở y tế và cơ quan BHXH...

Còn vướng mắc trong thanh toán, chỉ định Reamberin

TS.BS.Lê Thị Khánh Tâm, Trưởng khoa Ung bướu (BV Hữu Nghị) cho biết: Khảo sát các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển cho thấy, với giả định cùng một kết quả với các loại thuốc khác nhau, có tới 73% bệnh nhân sẽ lựa chọn thuốc dựa trên tác dụng phụ.

Phân tích riêng về thuốc Reamberin (dung dịch truyền) của hãng dược phẩm Polysan đang được dùng phổ biến trong điều trị ung thư tại Việt Nam (giúp cải thiện một số độc tính của hóa trị, xạ trị), BS. Khánh Tâm cho rằng, việc sử dụng loại thuốc này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, dù thuộc danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán, nhưng việc thanh toán và chỉ định Reamberin hiện gặp phải một số vướng mắc.

Theo PGS.TS.Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (BV Bạch Mai), mỗi một giai đoạn điều trị ung thư sẽ có những mục tiêu cụ thể khác nhau. Tất cả các phương pháp điều trị này đều có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bà Phương chia sẻ: Hóa trị, xạ trị đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ, làm bệnh nhân cảm thấy sợ. Hóa trị tác động lên tế bào u cũng như tế bào lành toàn cơ thể, đặc biệt là gan, bộ máy giải độc của cơ thể làm tổn thương tế bào gan, đưa đến suy giảm chức năng gan, các men gan tăng cao trong máu và làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho cơ thể.

Bệnh nhân rất cần một liệu pháp giải độc tế bào để giảm tác dụng phụ của thuốc và nâng cao chất lượng sống sau điều trị. Hạn chế và kiểm soát được tác dụng phụ sẽ giúp người bệnh yên tâm và đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Trao đổi thêm về quy định thanh toán thuốc Reamberin, ThS.DS.Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) chỉ rõ: Quy định về thanh toán BHYT phải đáp ứng “chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép hoặc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế”.

Theo rà soát, Reamberin được thanh toán chi phí KCB BHYT cho các trường hợp ngộ độc cấp...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.