Công nghệ

NASA dùng Mặt Trời làm "mật thám" tìm người ngoài hành tinh?

18/03/2017, 09:02
image

NASA có kế hoạch sử dụng Mặt Trời như "mật thám" để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

3AE27C4B00000578-0-image-m-6_1489702549586

Mặt Trời có thể sẽ trở thành một thấu kính khổng lồ có thể quan sát được các hành tinh xa lạ có sự sống ngoài Trái Đất.

Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm động lực học phản lực của NASA đã tiết lộ kế hoạch biến Mặt Trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, theo Daily Mail ngày 16/3.

Bằng phương pháp này, NASA hy vọng có thể tiếp cận với các hành tinh xa lạ ở khoảng cách gần nhất, tìm những hình ảnh chân thực nhất với độ phân giải cao nhất nhằm nghiên cứu kỹ “đặc điểm bề mặt và các dấu hiệu sinh tồn” trên những hành tinh này.

Để thực hiện kế hoạch này, các nhà khoa học dự kiến sẽ đặt một kính thiên văn tại một địa điểm xác định và dựa trên hiện tượng trường trọng lực của Mặt trời.

Việc này sẽ giúp tập trung ánh sáng từ những nguồn yếu, xa vào trong khu vưc gọi là thấu kính trọng trường Mặt Trời. Nhờ vậy, các nhà khoa học có khả năng theo dõi một cách trực tiếp hình ảnh của những hành tinh giống Trái Đất.

Xem thêm video:

Theo những phân tích dựa trên thuyết tương đối của Einstein, những vật thể có trọng lượng, kích thước lớn như Mặt Trời, có thể được coi là một thấu kính nếu bẻ cong ánh sáng. Điều này có nghĩa là nếu kế hoạch nêu trên thành công, chúng ta có thể thu được những hình ảnh và quang phổ có độ phân giải lên tới 1.000*1.000 pixel.

Hiện, hầu hết các hệ thống kính thiên văn của con người bị hạn chế bởi kích thước và khoảng cách quan sát, mới chỉ đạt được độ phân giải vài pixel khi quan sát ở những điểm xa Trái Đất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.