Công nghệ

Nếu mặt trăng biến mất, trái đất sẽ phải hứng chịu những điều này

15/07/2017, 17:16

Nếu mặt trăng biến mất, trái đất sẽ phải chịu những ảnh hưởng và tác động vô cùng xấu.

1211201001Moon

Nếu mặt trăng biến mất, trái đất sẽ phải chịu những ảnh hưởng và tác động vô cùng xấu. Ảnh minh họa

Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi, đến một ngày nào đó mặt trăng không còn tồn tại nữa, lúc đó trái đất của chúng ta liệu có bị ảnh hưởng gì hay không?

Chưa hẳn có một câu trả lời xác đáng tới 100% để lý giải câu hỏi này, nhưng các nhà khoa học cũng đã nhận định tới hơn 90% những điều dưới đây sẽ xảy ra khi mặt trăng biến mất.

Theo trang Seeker, nếu không có mặt trăng, trục tự quay của trái đất biến đổi nhiều hơn và làm xáo trộn các vùng khí hậu, các loài sinh vật khó lòng phát triển được. 

Đến một ngày bạn cảm thấy buổi tối tới thật lâu và chưa ngủ đã giấc bầu trời đã sáng bừng lên, ấy là do thiếu mặt trăng các chu kỳ di trú và vòng ngày - đêm ngắn hơn. 

Lực hút của Mặt trăng và Mặt trời tạo nên thủy triều trên Địa cầu. Nếu Mặt trăng biến mất, thủy triều vẫn sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ cao vào mỗi buổi giữa trưa, ở khắp mọi nơi. Sự biến đổi này có thể sẽ kéo theo những trận động đất, núi lửa phun trào hỗn loạn. 

Nếu không có Mặt trăng, buổi tối đã tối sẽ càng tối hơn. Điều này sẽ khiến việc di chuyển của con người trở nên khó khăn hơn và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của các loài động vật săn mồi vào ban đêm.

Cuối cùng, nếu không có lực hấp dẫn của Mặt trăng, sau 100 nghìn năm, trục quay của Trái đất sẽ dịch chuyển một góc 85 độ. Sự thay đổi lớn như vậy sẽ khiến hai cực địa cầu lần lượt gây nên sự biến đổi khí hậu rõ rệt và nhanh chóng. 

Nhà khoa học Jason Barnes của Đại học Idaho (Mỹ) mới đây đã đưa ra dự đoán về thời điểm va chạm tiềm năng của mặt trăng và trái đất, theo Daily Star ngày 2/2.

Theo các chuyên gia, các vệ tinh và hành tinh có thể sẽ gặp gỡ nhau sau khoảng thời gian 65 tỷ năm. Tại thời điểm này, hai thực thể trái đất và mặt trăng sẽ không hấp thụ ánh sáng mặt trời.

 (Nguồn video: Bright side)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.