Sản phẩm mới

Nga có thêm trực thăng gây nhiễu điện tử mới

13/03/2015, 15:34

Không quân Nga vừa mới có thêm 3 chiếc trực thăng Mi-8MTPR-1 mới, có chức năng thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn sóng.

1.1
Trực thăng Mi-8MTPR-1, trực thăng đánh chặn điện tử mới của Nga.

Máy bay Mi-8MTPR-1 là một phiên bản của Mi-8MTV-5-1, được trang bị hệ thống gây nhiễu Rychag-AV. Máy bay được thiết kế nhằm phát hiện và cản trở các hệ thống chỉ huy và điều khiển bằng điện tử cũng như các loại rađa của các loại tên lửa đất đối không và không đối không.

Các loại trực thăng mới này sẽ được đưa vào hoạt động tại một căn cứ ở Khu vực phía Tây nước Nga. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ có 18 chiếc máy bay đánh chặn điện tử này trong tương lai. Hiện các máy bay Mi-8MTPR-1 còn lại đang được sản xuất.

Ông Igor Nasenkov, Phó giám đốc điều hành của Công ty Radioelectronic Technologies Concern (KRET) cho biết, hệ thống Rychag-AV được gắn trên máy bay là phương án bảo vệ đối với các loại máy bay cánh cứng và trực thăng, máy bay không người lái, xe thiết giáp và các loại tàu biển trong một khu vực rộng. Hệ thống này có thể ngăn chặn nhiều mục tiêu cùng lúc và có thể được lắp đặt trên máy bay và trên tàu, phi cơ chiến đấu và các xe quân sự.

Cũng theo ông Nasenkov, các khách hàng nước ngoài tiềm năng đã bày tỏ sự quan tâm đối với hệ thống này, tuy nhiên nó vẫn chưa sẵn sàng để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hệ thống Rychag-AV được trang bị một loại ăng ten đặc biệt. Trong quá trình thu thập dữ liệu tín hiệu, công nghệ ghi nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số được áp dụng. Điều này cho phép hệ thống phát hiện và đánh chặn tín hiệu địch trong vùng hoạt động của trực thăng.

Máy bay Mi-8MTPR-1 có thông số tương tự như một chiếc máy bay vận chuyển Mi-8 thông thường, tuy nhiên bên trong được lắp đặt hệ thống đánh chặn điện tử riêng, theo Infonet.

Và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ cũng trở nên "vô dụng" trước trực thăng Mi-8MTPR1 sau khi Nga tích hợp thành công hệ thống Richag-AV trên dòng trực thăng này.

2.1Thông tin này được Sputnik dẫn nguồn từ Công ty vô tuyến-điện tử Radio-Electronic Technologies Concern (KRET) của Nga cho biết. Theo tiết lộ của KRET, hệ thống Richag-AV, gắn trên các trực thăng Mi-8MTPR1, được cho là không có đối thủ trên toàn thế giới hiện nay.

2.2Richag-AV được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như hải quân tránh khỏi các tên lửa không đối không hoặc hệ thống phòng không trong phạm vi vài trăm kilômét.

2.3Hệ thống Richag-AV có thể được sử dụng bởi bất kì lực lượng quân sự nào và có thể gắn trên cả tàu chiến, máy bay và trực thăng.

2.4Richag-AV trang bị trên trực thăng Mi-8MTPR1 sử dụng ăng-ten mảng đa chùm với công nghệ DRFM, được thiết kế để chủ động gây nhiễu và làm mù các hệ thống radar, nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử.

2.5Khi tác chiến, Richag-AV có khả năng vô hiệu hoá radar của mọi hệ thống vũ khí, bao gồm cả hệ thống tên lửa phòng không MIM-104 "Patriot" của Mỹ.

2.6Ngoài công năng như một hệ thống phá sóng radar, Richag-AV có khả năng thu thập cả những dữ liệu tình báo, bao gồm việc tìm ra nguồn bức xạ điện từ bên ngoài.

2.7Với cơ sở dữ liệu về nhiều loại thiết bị được cài sẵn, Richag-AV có thể nhanh chóng xác nhận loại mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách có hiệu quả.

2.8Hiện tại, Quân đội Nga đã nhận được 3 chiếc trực thăng Mi-8MTPR-1 có trang bị Richag-AV và sẽ nhận thêm 18 hệ thống này trong khoảng thời gian tháng 10/2016, với giá trị tổng cộng 186 triệu USD.

2.9Ngoài hệ thống Richag-AV, Quân đội Nga đang được trang bị với nhiều hệ thống tác chiến điện tử khác như L-175B Hibini cho máy bay, 1L269 Krasuha-2 và 1L267 Moskva-1.

2.10Nhà sản xuất KRET chuyên phát triển các hệ thống vô tuyến-điện tử lớn nhất nước Nga. Công ty chuyên phát triển và sản xuất các thiết bị vô tuyến-điện tử với mục đích dân sự và quân sự, cũng như các hệ thống radar cho máy bay, hệ thống tác chiến điện tử... (Ảnh trong bài: Trực thăng Mi-8MTV), theo Đất Việt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.