• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhanh chóng gỡ rào cản cấp GPLX cho người khuyết tật

20/07/2017, 14:37

Khi người khuyết tật chủ động được việc điều khiển phương tiện sẽ giúp ích cho chất lượng cuộc sống của họ.

10

Ông Khuất Việt Hùng

Giúp người khuyết tật có cơ hội hòa nhập

Thưa ông, trước khi Thông tư 12 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX được ban hành, việc đào tạo, cấp GPLX cho người khuyết tật bị bỏ ngỏ. Ông đánh thế nào về nguy cơ mất ATGT khi đối tượng này không có GPLX?

"Chúng ta cần cung cấp cho người khuyết tật thông tin về phương tiện phù hợp với sức khỏe của mình, khi muốn có phương tiện thì họ đến đâu để hỏi, đặt xe từ nguồn nào. Điều này các nhà sản xuất ô tô có thể làm được ngay. Ủy ban ATGT Quốc gia mong muốn các nhà sản xuất ô tô trong nước quan tâm đến đối tượng này và sẽ có lời kêu gọi hỗ trợ cho người khuyết tật từ các nhà sản xuất ô tô trong nước như Toyota, Trường Hải Auto hay các nhà xuất ô tô khác”.

Ông Khuất Việt Hùng
Phó chủ tịch chuyên trách
Ủy ban ATGT Quốc gia

Khi người khuyết tật chủ động được việc điều khiển phương tiện sẽ giúp ích cho chất lượng cuộc sống của họ được nâng cao, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, việc tạo điều kiện để người khuyết tật được đào tạo có những kiến thức về quy tắc tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, có kỹ năng lái xe sẽ giúp họ điều khiển loại phương tiện phù hợp với điều kiện sức khỏe là hết sức cần thiết.

Thời gian qua, chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mức đến việc tạo cơ hội cho người khuyết tật được đào tạo, cấp GPLX. Đây là thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách nói chung về GTVT, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Dù không có GPLX nhưng vì nhu cầu cuộc sống, có một số người khuyết tật vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi họ không được đào tạo, không có GPLX mà vẫn lái xe, nguy cơ xảy ra TNGT sẽ rất lớn.

Chúng ta phải tháo bỏ rào cản trong việc đào tạo, cấp GPLX, giúp những người khuyết tật thực sự có đủ cơ hội hòa nhập với đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, giao lưu kinh tế, văn hóa.

Thưa ông, việc cấp GPLX cho người khuyết tật đang gặp rào cản do xã hội có tâm lý nhìn nhận việc lái xe của người khuyết tật thường không an toàn. Quan điểm của ông về nhận định này?

Đúng là hiện nay có nhiều người nghĩ rằng, người khuyết tật lái xe thường không an toàn. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận, nếu người khuyết tật có phương tiện phù hợp, còn phần cơ thể lành lặn, khỏe mạnh, tỉnh táo cũng như điều kiện về thị lực thì khả năng hiểu biết quy định của pháp luật về quy tắc giao thông, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu không khác người thường.

Có thể họ bị mất một tay, hay mất một chân, thậm chí có những người mất cả hai tay nhưng nếu họ sử dụng công cụ hỗ trợ lao động, sản xuất bình thường. Họ điều khiển phương tiện theo điều kiện của người khuyết tật và phương tiện được kiểm định an toàn, phù hợp với điều kiện thể lực thì không đáng lo ngại.

Tất nhiên, chúng ta sẽ có tâm lý e ngại nhưng phải xác định đây là quyền con người. Người khuyết tật đều có khát vọng được sống cuộc sống không phụ thuộc. Cho nên chúng ta phải “đánh tan” suy nghĩ này bằng cách tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ có được GPLX, có phương tiện phù hợp với điều kiện sức khỏe để có cuộc sống như người bình thường.

9

Học viên khuyết tật được đào tạo tại Trung tâm Sát hạch lái xe Đông Đô 

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ

Theo ông, Nhà nước có nên có chính sách hỗ trợ người khuyết tật có được GPLX?

Tôi cho rằng, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ người khuyết tật. Cụ thể, Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố nên có một chương trình hỗ trợ, trước tiên là cho các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe có phương tiện hoán cải đào tạo. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện cụ thể, đầy đủ về thủ tục cho người khuyết tật hoán cải phương tiện, giúp họ có phương tiện phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Thêm nữa, chúng ta cũng cần có những chương trình vận động để các nhà hảo tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong giai đoạn trước mắt, nếu làm tốt hai điều kiện căn bản đầu tiên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người khuyết tật.

Ông có nhắn gửi gì đối với các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe để họ hỗ trợ chủ trương này đi vào thực tiễn?

Đào tạo, sát hạch lái xe là kinh doanh dịch vụ, nên các trung tâm sẽ quan tâm vấn đề đầu tiên là lợi nhuận. Tuy nhiên, trong xã hội, không ít những doanh nghiệp có nhiều hoạt động xã hội mang ý nghĩa từ thiện. Đối với các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe, đây cũng được coi là lợi ích đôi khi không tính được bằng tiền. Hỗ trợ người khuyết tật là việc làm rất cụ thể, một người khuyết tật khi được cấp GPLX, cuộc đời họ sẽ thay đổi. Ủy ban ATGT Quốc gia rất mong các trung tâm nhìn nhận, hỗ trợ dịch vụ đào tạo này, xem đây như là tri ân đối với xã hội bằng việc giúp một con người, một số phận cụ thể vươn lên.

Ủy ban ATGT Quốc gia kỳ vọng gì trong đảm bảo ATGT cho người khuyết tật khi chủ trương này được triển khai thực hiện tốt trên thực tế?

Trong thực tế, những người khuyết tật vẫn đang điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, họ điều khiển trong tâm thế không có GPLX, trong điều kiện thiếu hụt những hiểu biết, những kỹ năng cần thiết và phương tiện tự chế không được an toàn. Khi chúng ta có chủ trương đúng, đầy đủ, người khuyết tật được đào tạo bài bản, phương tiện được kiểm tra đảm bảo an toàn kỹ thuật sau khi hoán cải, giao thông đối với người khuyết tật sẽ an toàn hơn, góp phần vào ATGT chung.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.