Hồ sơ tài liệu

Nhật Bản: Xử lý sự cố hạt nhân Fukushima chậm do yếu tố văn hoá

08/08/2014, 18:24

Đến nay đã gần 3 năm trôi qua nhưng việc khắc phục hậu quả vẫn còn chậm chạm, trong đó có yếu tố "văn hóa" làm cản đường.

Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, II và Onagawa xảy ra hồi tháng 3/2011 đã gây rúng động thế giới và từ đây thuật ngữ Fukushima ra đời, nhằm để chỉ những hậu quả tiêu cực nói chung liên quan đến năng lượng hạt nhân. Đến nay đã gần 3 năm trôi qua nhưng việc khắc phục hậu quả vẫn còn chậm chạm, trong đó có yếu tố "văn hóa" làm cản đường.

Xử lý chậm do yếu tố "văn hóa" ?

Theo bài viết công bố trên tờ DiplomatTiếng nói nước Nga, nước Nhật xưa nay vốn được coi là một trong những cường quốc thế giới nhưng việc đối phó với các thảm họa như Fukushima lại quá chậm chạp và kém hiệu quả.  Tháng Giêng 2012, Kiyoshi Kurokawa, chuyên gia y tế hàng đầu vừa  được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban độc lập nghiên cứu tai nạn hạt nhân (NAIIC) đã đặt nhiều hy vọng, sớm tìm ra lối thoát cho Fukushima. NAIIC khuyến cáo chính phủ cần phải có một ủy ban quốc tế độc lập, cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc khoa học và minh bạch.

img

Viện nghiên cứu Quốc tế về Tháo dỡ hạt nhân (RIND) vừa được thành lập cũng là theo đề xuất của NAIIC nhưng kết quả xem ra vẫn không chuyển biến là bao, không hợp với thông lệ "văn hóa" của người Nhật. Tại quốc gia này, mỗi khi có sự cố, người ta lại cho ra đời một ủy ban này ủy ban kia nhưng quyết định cuối cùng lại không do ủy ban hay giới chuyên gia quyết mà do một nhóm trên "liên đoàn", không liên quan gì đến chuyên môn  quyết.

Bài học này đã từng diễn ra tại Chernobyl ở Nga năm 1984, hậu quả đến nay vẫn còn rơi rớt. Hạt nhân phóng xạ tồn tại rất lâu trong thiên nhiên, vì vậy nếu không có kiến ​​thức, am tường về chuyên môn phóng xạ sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy trách nhiệm của những người tham gia trong dự án khắc phục hậu quả điện hạt nhân là rất quan trọng, nhưng đáng tiếc trách nhiệm trong vụ xử lý Fukushima lại không rõ ràng.

Câu hỏi đặt ra là sớm muộn phải thay đổi tập quán văn hóa bảo thủ, nhanh hơn giống như người Đức đã từng làm, công khai, minh bạch, lắng nghe cả ý  kiến trái chiều.

Theo thông tin của hãng AFP, ngày 20/2/2014, hơn 100 tấn nước nhiễm phóng xạ đã bị rò rỉ từ bể chứa của nhà máy Fukushima -1. Cuối tháng 12/2013 các chuyên gia ở Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) đã đến thăm Fukushima và cho biết, tình hình tại nhà máy này vẫn còn bi đát và hướng dẫn chuyên gia TEPCO chuẩn bị một báo cáo đánh giá hậu quả môi trường.

Theo IAEA, việc rò rỉ nước thải nhiễm phóng xạ tác động tiêu cực tới nguồn nước xung quanh Nhật Bản, ngay thời điểm đầu năm 2014, mức ô nhiễm đã vượt quá giới hạn cho phép. Điều này cho thấy, các chuyên gia Nhật Bản đã không có đủ kinh nghiệm, kiến thức lẫn kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách triệt để, trái với những gì được Nhật Bản ca tụng.

Theo chuyên gia IAEA, nguyên nhân gây ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản bắt nguồn không những từ công nghệ mà còn từ đặc trưng quản lý, ý thức và văn hóa bảo thủ của người Nhật, đúng như tân chủ tịch NAIIC, Kiyoshi Kurokawa nhấn mạnh trong báo của mình: "Ở Nhật Bản ai ai cũng có trách nhiệm liên quan đến sự cố Fukushima. Đây là tình trạng điển hình theo kiểu văn hóa Nhật Bản, nơi khuyến khích sự phục tùng, còn việc khiếu nại không được chấp nhận. Mọi người đều muốn yên phận, không muốn đưa ra đòi hỏi đối với các cơ quan chức năng, nỗ lực thực hiện các chương trình thiết lập sẵn trong một tập thể khép kín”.

Liên quan đến việc khắc phục sự cố Fukushima, tờ Les Echos, cho biết, tập đoàn điện lực TEPCO, đơn vị khai thác nhà máy Fukushima, vừa đệ trình hoạch tái thiết Fukushima lên cơ quan hỗ trợ tài chính do chính phủ thành lập và đồng thời trình lên cho Bộ trưởng Công Nghiệp Nhật Bản. Theo kế hoạch này, TEPCO có thể được tiếp cận nguồn vốn vay lên đến 500 tỷ yên (tương đương 4,7 tỷ USD) từ các ngân hàng và cơ quan tài chính trong nước. Để lấy tiền trả nợ, TEPCO có kế hoạch tái vận hành một lò phản ứng vào tháng 7/2014 và hai lò khác trong năm 2015, trong tổng số 7 lò phản ứng của nhà máy hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa.

Tuy nhiên, theo Les Echos, kế hoạch phục hồi Fukushima vì thế mà lạc quan bởi rất nhiều việc phải làm, trong đó khắc phục nạn ô nhiễm phóng xạ hiện vẫn chưa dứt điểm, đền bù thiệt hại cho hàng chục ngàn gia đình nạn nhân, cho đến cả chi phí tháo dỡ 6 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima. Các chi phí này là không nhỏ, bởi theo hãng tin Bloomberg của Mỹ, tổng chí phí có thể lên đến 24 tỷ USD.

img

Vài nét về sự cố

Sự cố Fukushima bao gồm một loạt các sự kiện xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau trận động đất và sóng thần Sendai diễn ra năm 2011, gồm nhà máy điện Fukushima I, II và Onagawa. Ngày 11/3/2011, chính phủ Nhật Bản công bố "tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân" do mất chất làm nguội và di tản hàng ngàn người dân sinh sống gần nhà máy Fukushima I.

Ngày tiếp theo, trong khi bằng chứng nóng chảy từng phần của lõi lò phản ứng ở unit 1 đang tăng lên, thì một vụ nổ hyđrô đã xảy ra phá hủy tầng trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1, làm bị thương 4 công nhân, nhưng hộp chứa lò phản ứng vẫn còn nguyên vẹn. Tổng cộng 45.000 người sống trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy số 1 được dời đi.

Tại nhà máy số 2, chính quyền đã cho di tản dân cư trong khu vực bán kính 3 km và khuyến cáo những người sống trong phạm vi 10 km không nên rời khỏi nhà. Hiện tại, 5 lò phản ứng của các nhà máy ở Fukushima đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp bởi sự cố hệ thống làm mát.

Ngày 13/3/2011, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản xếp hạng sự cố Fukushima ở mức 4 theo thang sự cố hạt nhân quốc tế. Khoảng từ 170.000-200.000 người đã được di tản sau khi các quan chức bày tỏ khả năng lõi của lò phản ứng tan chảy và bốc cháy.

Ngày 14/3/2011, khu vực chứa lò phản ứng số 3 cũng nổ làm 6 người bị thương. Ngày 11/ 4/2011, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản nâng mức sự cố của nhà máy Fukushima I lên mức 7, có nghĩa là cao nhất trong thang sự cố hạt nhân quốc tế.

Ngày 16/12/2011, thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko đã tuyên bố trong cuộc họp báo về quyết định đóng nguội nhà máy điện một cách có kiểm soát. Đến tháng 3 năm 2013, giới chức trách của TEPCO thông báo, sự cố mất điện của nhà máy có thể là do một con chuột chết nằm ở bảng điều khiển và gây ra mất điện nguồn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống máy bơm làm mát lò phản ứng.

Khắc Nam (Theo Diplomat, Ruvr)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.