Khám phá

Những ngoại hành tinh "anh em song sinh" của Trái đất

30/11/2015, 09:41

Có nhiều ngoại hành tinh được nhắc đến như là "anh em song sinh" của Trái đất.

VNE-The-6-Most-Earth-like-Alie-3172-2123-143918332
Những ngoại hành tinh giống trái đất (Ảnh minh họa)

 Gliese 832c

1
Ngoại hành tinh này có tên là Gliese 832c, lớn gấp 5 lần trái đất

 Theo Khoa học, ngoại hành tinh này có tên là Gliese 832c, lớn gấp 5 lần trái đất và cách trái đất 16 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ Gliese 832, quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ này nằm trong “vùng ở được” - vùng trong đó cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh, có khả năng tồn tại sự sống.

Các nhà khoa học cho biết thêm, hành tinh này có thể có nhiệt độ tương tự như trái đất, mặc dù có sự thay đổi lớn theo mùa.

Ngôi sao chủ của nó là một ngôi sao lùn, màu đỏ, mờ và nguội hơn mặt trời chúng ta. Các nhà khoa học cho biết, hành tinh Gliese 832c nhận nhiều năng lượng từ ngôi sao chủ của nó và quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ của Gliese 832c chỉ mất 36 ngày.

Như vậy, Gliese 832c là ngoại hành tinh giống trái đất nhất từ trước đến nay trong số 3 ứng viên tiềm năng. Các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh này bởi sự rung động khá nhỏ của lực hấp dẫn hành tinh này đối với ngôi sao chủ của nó.

Kepler 438b

Kepler 438b
Kepler 438b (ESI = 0.88) là ngoại hành tinh có chỉ số ESI cao nhất

 Theo Kiến thức, Kepler 438b (ESI = 0.88) là ngoại hành tinh có chỉ số ESI cao nhất trong những hành tinh đã từng được biết đến. Được phát hiện vào năm 2015, Kepler 438b lớn hơn Trái Đất 12% và cách hành tinh của chúng ta 470 năm ánh sáng. Kepler 438b có khoảng cách với Mặt Trời của nó vừa đủ để có khả năng tích tụ nước lỏng trên bề mặt.

Khối lượng của hành tinh này chưa được đo đạc, nhưng nếu thành phần của nó là đá, nhiệt độ bề mặt của nó có thể khá giống Trái Đất, từ 0 o C đến 60 o C.

Tuy nhiên, chỉ số ESI không phải là một bảo chứng cho sự sống giống như Trái Đất. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Mặt Trời của Kepler 438b thường xuyên phát ra những đợt bức xạ mạnh, nó có thể khiến cho các hành tinh không còn điều kiện để con người có thể cư trú được.

Gliese 667Cc

Gliese 667Cc
 Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét

 Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét trong Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile. Hành tinh này cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất ít nhất 4,5 lần và các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không.

Gliese 667Cc chỉ mất 28 ngày để hoàn thành quỹ đạo quay quanh sao mẹ. Do ngôi sao đó là một hành tinh lùn màu đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời nên Gliese 667Cc nhiều khả năng nằm trong khu vực có thể sinh sống. Tuy nhiên, quỹ đạo quay của Gliese 667Cc nằm gần tới mức nó có thể bị bốc cháy bởi lửa từ sao lùn đỏ.

Kepler-186f

maxresdefault
Kepler-186f chỉ nhận 1/3 năng lượng từ sao mẹ so với Trái Đất

 Đây là hành tinh có kích thước lớn hơn 10% so với Trái Đất, cách Trái Đất 500 năm ánh sáng và thuộc khu vực có thể sinh sống tính từ ngôi sao mẹ.

Do nằm ở mép ngoài của khu vực này nên Kepler-186f chỉ nhận 1/3 năng lượng từ sao mẹ so với Trái Đất thu được từ Mặt Trời. Sao mẹ của Kepler-186f là một hành tinh lùn màu đỏ.

Kepler 452b

Kepler 452b
Kepler 452b (ESI = 0.83) được phát hiện vào năm 2015

 Kepler 452b (ESI = 0.83) được phát hiện vào năm 2015 và là hành tinh có khả năng giống Trái Đất nhất khi nó quay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời của chúng ta và nằm trong vùng sinh sống được. Hành tinh này cách Hệ Mặt Trời 1.400 năm ánh sáng. Mặc dù chưa đo được khối lượng của hành tinh này nhưng nó được dự đoán là lớn hơn ít nhất 5 lần so với khối lượng của Trái Đất và nhiệt độ bề mặt được ước tính khoảng từ -20 o C đến + 10 o C

Giáo sư Andrew Norton cho biết, ngay cả khi những hành tinh này giống Trái Đất thì cũng có thể không có khả năng hỗ trợ sự sống bởi chúng còn phụ thuộc vào hoạt động của các ngôi sao chủ, những hành tinh rất khác với Mặt Trời của chúng ta.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.