Thế giới giao thông

Những thảm họa hàng không do bất đồng ngôn ngữ

03/04/2014, 06:48

Mặc dù đã có những quy định về giao tiếp giữa phi công và nhân viên mặt đất, tuy nhiên, nhiều khi do bất đồng ngôn ngữ dẫn đến hiểu lầm giữa họ gây ra những thảm họa khó tin.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong ngành Hàng không nhưng đôi khi bất đồng về ngôn ngữ giữa phi công và nhân viên mặt đất vẫn xảy ra
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong ngành Hàng không nhưng đôi khi bất đồng về ngôn ngữ giữa phi công và nhân viên mặt đất vẫn xảy ra


 Máy bay đâm vào nhà vì nhầm đường băng


Hồng Kông Airlines vướng vào 9 vụ rắc rối chỉ vì phi công không chịu làm theo chỉ dẫn của bộ phận không lưu (ATC), trong đó bao gồm cả một vụ máy bay lao thẳng vào đường băng khi chưa được phép, đồng thời không tuân thủ yêu cầu về độ cao cũng như hướng bay. Cục Hàng không dân dụng Hồng Kông vẫn đang điều tra 9 vụ việc nói trên.


Một số vụ rắc rối do hiểu lầm giữa phi công và không lưu của Hồng Kông Airlines: Tháng 7/2010, cơ trưởng của một chuyến bay thuộc Air Blue không tuân thủ hướng dẫn của bộ phận không lưu đã đâm vào dãy núi gần Islamabad khiến 152 người thiệt mạng. Tháng 6/2013, hai chiếc Boeing 747 gần như đâm vào nhau trên bầu trời Scotland khi một chiếc rẽ trái còn chiếc kia rẽ phải - hoàn toàn trái với hướng dẫn của nhân viên không lưu. Tháng 12/2013, một chiếc máy bay của British Airways đâm vào một tòa nhà ở sân bay Johannesburg vì phi công hạ cánh nhầm đường băng.  
 

"Chúng tôi may mắn vì tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong ngành Công nghiệp hàng không. Nếu tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của phi công và họ thỉnh thoảng mới đến sân bay Heathrow thì chúng tôi thường rất vất vả khi hướng dẫn. Chúng tôi không thể nói chuyện với họ theo tốc độ và cách nói tắt mà chúng tôi thường dùng với những phi công ngày nào cũng hạ cánh ở đây”.

 

Ady Dolan
Nhân viên điều hành không lưu 

tại sân bay Heathrow London

Lâu hơn nữa, năm 1977, ngay trước vụ va chạm giữa máy bay của hãng KLM (Hà Lan) và Pan American World Airways, phi công đã thông báo với bộ phận không lưu rằng: “Chúng tôi chuẩn bị cất cánh” khi đang di chuyển lên đường băng. Nhân viên không lưu lại hiểu rằng máy bay đã sẵn sàng cất cánh và vẫn đang đứng trong sân bay đợi hướng dẫn tiếp theo. Chính vì thế họ đã không kịp cảnh báo phi công rằng có một máy bay khác đang ở trên đường băng nhưng bị che khuất bởi sương mù dày đặc. Sự cố này khiến 583 người chết.

Vụ tai nạn trên đã khiến ngành Hàng không thế giới yêu cầu bắt buộc sử dụng từ ngữ tiêu chuẩn trong giao tiếp giữa đài kiểm soát không lưu và các phi công, giảm thiểu khả năng hiểu lầm.


Sarah Jones - Phi công của hãng South African Airways cho biết: “Bộ từ ngữ tiêu chuẩn có rất nhiều mẫu câu để ngăn chặn sự hiểu lầm trong giao tiếp giữa phi công và bộ phận không lưu. Tuy nhiên, tôi cũng có lúc gặp rắc rối vì trong khi tiêu chuẩn ATC ở những sân bay tại Johannesburg rất cao thì tại một vài sân bay ở châu Phi lại thấp quá. Thách thức vô cùng lớn là nhân viên không lưu cùng một số phi công không nói tiếng Anh”.

Lẫn lộn hướng dẫn


Cũng theo Sarah Jones, ông luôn phải thận trọng, nghe ngóng tình hình và luôn chú ý tình huống thật tốt bởi nhiều khi nhân viên không lưu nói chuyện, giao tiếp, cung cấp thông tin bằng cả tiếng Pháp, tiếng Brasil. 

Theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), từ ngữ được tiêu chuẩn hóa là một phần quan trọng trong đàm thoại giữa phi công và nhân viên không lưu. Người phát ngôn của ICAO nói: “Việc liên lạc giữa phi công và nhân viên không lưu là phần huấn luyện rất quan trọng, quyết định chuyện có cấp bằng cho cả hai nhóm đối tượng này hay không. Những hướng dẫn của ICAO đều yêu cầu cả nhân viên không lưu và phi công sử dụng từ ngữ tiêu chuẩn trong khi trao đổi thông tin”. 


Những lỗi phát sinh do sự hiểu lầm giữa phi công và ATC rất thường xuyên nhưng hành khách thường không biết gì. Ady Dolan nhân viên điều hành không lưu tại sân bay Heathrow London nói: “Tại bất cứ sân bay nào, những hoạt động có con người dính vào thì sẽ xuất hiện lỗi. Lỗi đơn giản có thể là một chiếc máy bay dừng lại với đầu quay hướng Bắc thay vì hướng Nam như hướng dẫn. Với những lỗi như vậy, an toàn không bị ảnh hưởng... Chỉ có điều phải giải quyết nó nhanh gọn, không để phát sinh thành nguy cơ lớn”.


Sarah Jones hoàn toàn đồng ý với việc có lỗi xảy ra: “Nếu cùng lúc ATC đưa ra cho bạn hai hướng dẫn, bạn có thể lẫn lộn. Chính vì thế luôn luôn phải có một phi công lái máy bay còn người kia thì lắng nghe, theo dõi. Các lỗi luôn xảy ra nhưng phải được điều chỉnh rất nhanh. Trong trường hợp chưa hiểu rõ, phi công phải lập tức kiểm tra lại với ATC. Đó là quy định”. 

Minh Khôi (Theo CNN)
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.