Showbiz

NS Minh Châu: Nói mình đẳng cấp là chê người khác hạ cấp

16/03/2018, 14:31

Tranh luận việc âm "nhạc đi thi một đằng, ra thị trường hát một nẻo", nhạc sĩ Minh Châu thẳng thắn bày tỏ...

nhacsiminhchau

Nhạc sĩ Minh Châu quan niệm, một xã hội muốn phát triển thì phải chấp nhận mọi sự đa dạng.

Liên quan tới câu chuyện thị trường nhạc Việt tồn tại sự chia phe rõ rệt của hai xu hướng âm nhạc: Nhạc đi thi và nhạc ra thị trường, nhạc sĩ Minh Châu đã có những trao đổi rõ hơn với Báo Giao thông về vấn đề này.  

Nói "nhạc đẳng cấp" là chê nhạc khác hạ cấp

Có một thời gian, tôi khá dị ứng với cụm từ giới nghệ sĩ hay dùng, đó là “âm nhạc đẳng cấp”. Họ nhận mình chơi âm nhạc đẳng cấp, viết nhạc đẳng cấp, hát nhạc đẳng cấp hay văn minh. 

Tự trong cách nói của họ đã có sự chia rẽ, phân hóa rất rõ rệt.

Nói vậy có nghĩa là anh chê những nhạc khác là nhạc hạ cấp, là lạc hậu hay sao? Những người phát ngôn như thế, tôi thấy họ thiếu chiều sâu.

Họ nói mình viết nhạc đẳng cấp nghĩa là họ đang tự tách mình ra khỏi những người khác và coi khinh những người khác, coi khinh những loại nhạc khác. 

Chính cách nhìn, tư duy đó khiến âm nhạc tách ra thành hai hướng. Có một thời gian, giới học thuật buông những câu chê bai về nhạc sến, nhạc bình dân. Kết quả, họ nhận lại phản ứng của khán giả. 

Minh Như được khen ngợi khi thể hiện những ca

Minh Như được khen ngợi khi thể hiện những ca khúc khó như “Đá trông chồng”, “Trên đỉnh Phù Vân” trong X-Factor 2017. Bước ra khỏi cuộc thi, cô chỉ thể hiện những ca khúc thị trường dễ nghe, dễ thuộc. (Ảnh: Wendy)

Tại sao công chúng lại thích những chương trình bị coi là lạc hậu? Vì chính chúng ta đã tự đào một cái hố ngăn cách nhau. Chúng ta muốn sống hòa hợp thì phải trân trọng nhau. Mọi sự hơn thua đều mang lại kết quả tồi tệ.

Trong âm nhạc, chỉ có nhạc hay và nhạc dở. Công chúng cần nghe nhạc, chứ không cần biết nghệ thuật nào văn minh, đẳng cấp hay lạc hậu. Trong thế giới toàn cầu hóa, người ta phải chấp nhận những khác biệt. Một xã hội chỉ phát triển khi nó chấp nhận tất cả những gì đa dạng và ngược lại. 

Nhiều chương trình lạm dụng nhạc bình dân

Có hai khuynh hướng: nhạc đi thi và nhạc để nghe khác nhau, đã xảy cách đây hàng chục năm. Từ thời Sao Mai điểm hẹn  hay chương trình truyền hình thực tế Vietnam Idol. Rõ ràng, mỗi cuộc thi có tính chất khác nhau, nhưng càng về sau, sự khác nhau đó càng rõ rệt.

Có những cuộc thi mang tính chính thống có vẻ quá câu nệ về kỹ thuật của người viết bài và người thể hiện. Nhưng những yếu tố kỹ thuật, học thuật chỉ là phương tiện để truyền tải tâm hồn, cảm xúc của người nghệ sĩ, người viết nhạc. Cái đích cuối cùng của các bộ môn nghệ thuật là truyền tải tình cảm của nghệ sĩ tới người nghe, chứ nghệ thuật không phải để trưng trổ phương tiện. 

Tôi nói thế không có nghĩa là xem nhẹ yếu tố kỹ thuật trong thể hiện bài hát. Gần đây có nhiều chương trình thậm chí quá lạm dụng nhạc bình dân, tiêu biểu như các chương trình bolero. Nhiều bài không phải bolero cũng đưa vào, và họ lý giải là vì những bài hát có tính chất giống bolero. Thế là không được. 

Bởi vậy mới nói, làm nhạc đại chúng thì cũng cần có kiến thức. Phải dung hòa được mức độ thẩm mỹ, chuyên môn và giải trí mới làm âm nhạc phát triển theo hướng tích cực được.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.