• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chung tay vì ATGT

Nữ cử nhân mất đôi chân khao khát có việc làm đỡ đần mẹ

12/08/2018, 08:05

Tai nạn thảm khốc đã khiến Luyện mất đôi chân, tổn hại 81% sức khỏe.

34

Hành trình cõng con đến trường của cô Quý suốt 6 năm qua đã được đền đáp xứng đáng khi Luyện đã có được tấm bằng cử nhân Tâm lý học

Nhưng nhờ nghị lực kiên cường và tình thương vô bờ bến của mẹ, cô gái xinh đẹp ấy vẫn hoàn thành năm học THPT, thi đỗ đại học. Cầm tấm bằng cử nhân trong tay, Luyện chỉ ao ước tìm được một công việc phù hợp ở quê nhà để có thể gần gũi, báo hiếu cha mẹ.

Tai nạn trên đường tan học

Ngày trung tuần tháng 7, trong căn phòng trọ nhỏ xíu nằm cuối con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), Nguyễn Thị Luyện (SN 1995, quê thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) lui cui thu dọn đồ đạc vào các thùng carton. “Em nhận bằng tốt nghiệp đại học rồi, em về quê với bố mẹ, bố em nằm viện đã một tháng nay”, Luyện nói.

Lúc ngồi và đứng, Luyện xinh như một “hotgirl” với vóc dáng mảnh mai, nụ cười tươi rói và ánh mắt rạng ngời trên khuôn mặt xinh xắn, trắng trẻo. Nhưng khi Luyện bước đi thì dáng đi của em xiêu vẹo, tập tễnh, bởi đôi chân của em là chân giả. Gỡ bỏ đôi chân giả ấy, thì ai nấy đều xót xa khi chân phải em chỉ còn một đoạn ngắn chừng 10cm ở đùi, còn chân trái cụt tới tận gần đầu gối.

6 năm trước, Luyện mất đôi chân trong một vụ TNGT. Hôm đó, ngày 1/8/2012, tan lớp học thêm, Luyện cùng bạn đèo nhau bằng xe đạp về nhà. Xe đạp đi đúng lề đường bên phải thì bị một chiếc container chạy nhanh quệt vào, bạn em bị hất văng ra xa, còn em bị cuốn vào gầm xe, bánh xe đè vào chân trái... “Em đang thét lên gọi người cứu, bỗng thấy xe lùi lại, cán nốt vào chân phải của em”, Luyện kể.

Đã 6 năm trôi qua, nhưng cô Nghiêm Thị Quý (SN 1973, mẹ của Luyện) vẫn nghẹn ngào mỗi khi nhớ lại, trưa đó, khi cô vừa đi làm đồng về thì nhận hung tin con gái bị TNGT. Vội chạy đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, cô khuỵu xuống khi nhìn thấy Luyện nằm trên giường cấp cứu, toàn thân đầy máu, đôi chân lủng lẳng sắp đứt rời, máu từ các vết thương chảy ròng ròng xuống nền đất.

35
Luyện trong một buổi thuyết trình dành cho người khuyết tật tại Lào Cai

Không gục ngã

Những ngày đầu sau tai nạn, Luyện cũng suy sụp, nhiều lúc có ý nghĩ tiêu cực. Nhưng 7 tháng điều trị với biết bao ca phẫu thuật tại các bệnh viện từ tỉnh đến Hà Nội, Luyện thấy mẹ vất vả lo toan từ tiền bạc điều trị đến chăm sóc những việc nhỏ nhất cho con, nên thương mẹ đến thắt lòng. Bố Luyện sức khoẻ yếu, mọi việc trong nhà từ trước đến nay chủ yếu chỉ trông cậy vào mẹ. Nay thấy mình trở thành gánh nặng cho mẹ, Luyện thấy mình không được gục ngã, không được làm mẹ khổ hơn nữa, em phải đứng lên, cố gắng sống thật tốt.

"Tài xế xe container dã man quá, biết xe cán người rồi vẫn cố tình lùi xe lần nữa để định cán chết Luyện. Nếu tài xế không lùi lại, con bé chỉ nát một chân. Thế mà lúc ấy tôi nghe nhà họ van vỉ rằng tài xế là con trai một, lao động chính trong gia đình, sẽ coi Luyện như con để chăm sóc suốt đời. Rồi cháu Luyện cũng xin tôi tha thứ, tôi bèn ký đơn bãi nại cho tài xế, ngờ đâu tôi ký xong, đến giờ nhà họ không một lần thăm hỏi, hỗ trợ."

Cô Nghiêm Thị Quý

“Em đã mất đôi chân, không thể lao động như người bình thường, thì chỉ có cách học thật giỏi mới có thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân”, Luyện quyết tâm.

Thương con, cô Quý bỏ công bỏ việc, hàng ngày cõng con đến trường. Không phụ công mẹ, Luyện tốt nghiệp THPT, thi đỗ hai trường đại học và chọn học Khoa Tâm Lý, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. “Từ nhỏ, Luyện mơ ước làm bác sỹ. Nhưng giờ, với sức khoẻ hiện tại, Luyện chuyển sang học tâm lý, làm bác sỹ tinh thần cho mọi người. Cùng thời điểm này, em gái của Luyện cũng đỗ cao đẳng ở Bắc Ninh, nên tôi theo Luyện lên Hà Nội kiếm việc làm và chăm sóc Luyện, đưa Luyện đi học”, cô Quý kể.

Suốt 4 năm ròng, hàng ngày cô Quý dìu con trên đôi chân giả ra xe máy, rồi đưa con đến trường. Đến giảng đường, người mẹ lại cõng Luyện từng bậc thang lên lớp. Do lịch học của Luyện ở nhiều phòng khác nhau, buổi trưa phải đón con về, chiều lại đưa đi, tối Luyện đi học tiếng Anh, nên cô Quý hầu như không có thời gian rảnh rỗi. Cô phải nhờ người quen tìm giúp việc gia đình theo giờ những lúc Luyện lên lớp, gói thêm bánh, làm thuê mọi việc để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống của hai mẹ con và gửi về đỡ đần con gái nhỏ cùng chồng đau yếu ở quê nhà.

Thương bố mẹ, Luyện càng nỗ lực học tập. Hàng năm, do thành tích học tập tốt, em đều có học bổng. Ngoài giờ học, Luyện làm thêm hoa giả bán, bán hàng online để phụ giúp mẹ trang trải sinh hoạt, học hành. Đến năm thứ ba đại học, Luyện đi làm thêm ở Trung tâm Hành động phát triển vì cộng đồng, tham gia các lớp hỗ trợ người khuyết tật. Nhờ rèn luyện thường xuyên, Luyện đã đi lại tốt, tuy bước đi còn chậm, em có thể leo cầu thang những đoạn  ngắn.

Ra trường, dù có cơ hội làm việc ở một số cơ quan, đơn vị ở Hà Nội nơi cô từng cộng tác, nhưng Luyện vẫn mong muốn tìm kiếm được công việc ở quê nhà. “Em có được hôm nay là nhờ mẹ, suốt 6 năm qua mẹ đã theo sát em từng ngày, nhưng giờ em gái em đã lấy chồng, bố em vừa bị bệnh phổi vừa bị gout, nên mẹ để em ở Hà Nội thì mẹ cứ đi về như con thoi giữa hai nơi. Vì vậy, em chỉ mong tìm được công việc ở nhà để đỡ đần gánh nặng cho mẹ”, Luyện tâm sự.

Cô Quý chia sẻ, giờ Luyện đã tốt nghiệp đại học, những giai đoạn khó khăn nhất của hai mẹ con đã trải qua. Chỉ mong Luyện sớm tìm được việc làm, rồi dành dụm đủ tiền để mua chiếc xe máy ba bánh làm phương tiện đi lại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.