Chất lượng sống

Phòng ngừa ho gà thế nào cho trẻ nhỏ?

18/02/2017, 18:15

Hiện cùng với thủy đậu, nhiều trẻ nhỏ còn mắc thêm bệnh ho gà và biến chứng...

check_thong_tin_vac_xin

Ảnh minh họa.

Hỏi:

Tôi được biết, hiện cùng với thủy đậu, nhiều trẻ nhỏ còn mắc thêm bệnh ho gà và biến chứng của bệnh còn có thể khiến trẻ tử vong. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa, phát hiện bệnh kịp thời, mong bác sĩ tư vấn?

Nguyễn Hoàng Anh (Ba Đình, Hà Nội)

Trả lời:

Căn bệnh này có thể phòng ngừa bằng tiêm phòng vaccine DTP hoặc Quinvaxem, với lịch tiêm phòng như sau: Mũi thứ 1 khi trẻ 2 tháng tuổi và các mũi thứ 2, 3 cách mũi trước 1 tháng. Mũi thứ 4 là khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nhiều trẻ bị ho gà chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi, thậm chí có trẻ còn chưa đến tuổi tiêm phòng. Cũng chính vì vậy, khi bà mẹ mang thai nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vaccine phòng bệnh trước khi trẻ chào đời để có hệ miễn dịch cho các bé từ sớm.

Trong mùa đông xuân như hiện nay, trẻ mắc ho gà thường kèm theo biến chứng viêm phổi. Bởi trẻ có những cơn ho rũ rượi, sau ho nôn trớ nhiều, nếu cha mẹ không biết chăm sóc trẻ dễ bị sặc chính chất nôn đó dẫn đến viêm phổi nặng. Đáng lưu ý, với trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà thì bệnh tiến triển nặng lên rất nhanh, tỉ lệ tử vong lên đến 90%. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Dấu hiệu của bệnh như sau: Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.