Vận tải

Quản chất lượng ra sao với 700.000 GPLX ôtô mỗi năm?

28/02/2014, 20:21

Quản lý chất lượng GPLX đang là vấn đề lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt khi nhu cầu học và thi lấy GPLX của người dân tiếp tục rất lớn, dự báo tới 700 ngàn GPLX mỗi năm.

Quản lý chất lượng GPLX đang là vấn đề lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt khi nhu cầu học và thi lấy GPLX của người dân tiếp tục rất lớn, dự báo tới 700 ngàn GPLX mỗi năm.

Sẽ có 8,3 triệu giấy phép lái xe (GPLX) ô tô vào năm 2020

Theo nghiên cứu của Viện Viện Quy hoạch và Phát triển GTVT cho Đề án Quy hoạch các cơ sở đào tạo lái xe và Trung tâm sát hạch lái xe đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 cho thấy, nhu cầu của người dân lấy GPLX ô tô cả nước dự báo tiếp tục tăng mạnh. Đặc biệt ở một số tỉnh thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, năm 2015 là 560.000 người/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 700.000 người/năm - tăng gần 2 lần so với năm 2010.

Thực hiện quy hoạch, với các cơ sở đào tạo được đầu tư quy mô lớn, hiện đại, đội ngũ giáo viên có trình độ cao hơn hiện nay, sẽ cung cấp chất lượng đào tạo cao hơn. Cơ quan nhà nước cũng sẽ có thể tập trung chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát chất lượng một cách tập trung, hiệu quả hơn.                                                         Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ

Dự báo năm 2015, tổng số GPLX ô tô cả nước sẽ lên khoảng 5,3 triệu, tới năm 2020 cả nước con số GPLX ô tô có thể lên tới 8,3 triệu, so với hiện có là 3,8 triệu GPLX ô tô.

Ông Nguyễn Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển GTVT cho biết, con số dự báo này của Viện căn cứ trên dự báo chỉ số ô tô/1000 dân: Năm 2000 đạt 4,5xe/1000 dân, năm 2010 là 14,6 xe/1000 dân tăng 3,2 lần, đến năm 2013 là 18,5 xe/1000 dân. Dự báo năm 2015 là 20,5 xe/1000 dân, năm 2020 là 34,5xe/1000 dân, năm 2030 là 47 xe/1000 dân. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ 18,5 xe/1000 dân đang ở mức thấp - Các nước ASEAN trung bình trên 50 xe/1000 dân, các nước phát triển là 150 xe/1000 dân.

Về chỉ số xe máy/1000 dân ở năm 2000 là 71,6xe/1000 dân, năm 2010 là 322,3 xe/1000 dân tăng 4,5 lần, đến năm 2013 là 402,6xe/1000 dân, dự báo năm 2015 là 427xe/1000 dân, năm 2020 là 464/1000 dân, năm 2030 là 493xe/1000 dân. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ 402,6xe/1000 dân đang ở mức rất cao, gấp đôi so với mức trung bình của khu vực ASEAN.

13 tỉnh chưa có trung tâm SHLX sẽ được tiếp tục đầu tư
13 tỉnh chưa có trung tâm SHLX sẽ được tiếp tục đầu tư

Quản lý bằng quy hoạch chặt chẽ

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng GPLX, Quy hoạch các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe toàn quốc phải được xây dựng bài bản, khoa học, mang tính chất chiến lược. Bộ GTVT sẽ thực hiện quản lý nhà nước đúng theo Quy hoạch này.

Dự thảo Quy hoạch được Viện Quy hoạch và chiến lược GTVT xây dựng vừa qua đưa ra lấy ý kiến các Vụ chức năng của Bộ GTVT đã nhận được sự đồng tình cao. Theo ông Lê Đỗ Mười, hiện dự thảo này đang được gửi xin ý kiến các ngành, các địa phương, để hoàn thiện, trình lãnh đạo Bộ GTVT phê duyệt vào quý I  năm nay.

Tập trung nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo lái xe hiện có
Tập trung nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo lái xe hiện có

Ông Mười cũng cho biết, Quy hoạch đề ra 2 mục tiêu lớn nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được học, sát hạch lấy GPLX và nâng cao chất lương GPLX nhằm đảm bảo trật tự ATGT.

Nhằm mục tiêu này, Quy hoạch đưa ra 2 giải pháp cơ bản là tăng cường chất lượng và quy mô các cơ sở đào tạo lái xe hiện có. Số lượng cơ sở mở mới, theo tính toán, chỉ thêm từ 25 - 35 cơ sở đào tạo và khoảng 10 trung tâm sát hạch cho cả nước từ nay đến năm 2020, cho dù nhu cầu lấy GPLX của dân tăng thêm khoảng 40% trong giai đoạn này. 

Hiện nay cả nước có 535 cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, trong đó có 326 cơ sở đào tạo lái xe ô tô (tính cả các chi nhánh). Mở mới sẽ dành cho những địa phương có ít cơ sở đào tạo và chưa có trung tâm sát hạch nào, nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân đi lại.

Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe hiện có, cả về đầu tư phương tiện, trang thiết, chất lượng đội ngũ giáo viên sát hạch viên, tăng lưu lượng đào tạo, sát hạch cho mỗi cơ sở hiện có, thay vì mở mới – sẽ là định hướng của nhà nước đối với lĩnh vực - ông Lê Đỗ Mười cho biết.

                                                                                                Phương Anh

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.