Đường sắt

Sẽ cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

03/01/2018, 20:17

Tổng công ty Đường sắt VN trình Bộ GTVT đề án tái cơ cấu nhằm phát triển vận tải, tăng hiệu quả SXKD.

Bo-truong-Nguyen-Van-The

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu nghiên cứu lại đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt VN sao cho vận tải đường sắt phát triển

Chiều nay (3/1), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt VN.

Báo cáo Bộ trưởng, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, mô hình hiện nay sau tái cơ cấu gồm: Công ty Mẹ và 18 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 5 đơn vị sự nghiệp; 25 công ty CP có vốn góp chi phối: 2 công ty CP vận tải, 20 Công ty CP bảo trì KCHTĐS, 2 công ty CP Xe lửa, Công ty CP đá Đồng Mỏ và một số công ty cổ phần liên kết. Vốn điều lệ: 3.250 tỷ đồng.

Để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả SXKD, nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực thông qua hạ tầng đường sắt, khai thác tối đa năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt, Tổng công ty đã xây dựng Đề án “Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020”.

Theo đó, sẽ cơ cấu lại các Công ty cổ phần vận tải đường sắt theo phương án hợp nhất 2 CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội thành một CTCP vận tải đường sắt đồng thời, thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản từ công ty hợp nhất này để thành lập công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt là công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất. Sau khi tổ chức SXKD ổn định, có hiệu quả sẽ tiếp tục thực hiện thoái hết toàn bộ vốn tại công ty kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt này.

Để thực hiện được nhiệm vụ về an sinh xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty Đường sắt VN sẽ giảm tỷ lệ cổ phần chi phối và duy trì ở mức 51%.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về đề án. Các đại biểu cho rằng, cần đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn để thu hút vốn ngoài Nhà nước vào lĩnh vực đường sắt tại các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và bảo trì kết cấu hạ tầng cầu đường. Như vậy sẽ tạo sự chủ động, độc lập cho các doanh nghiệp này hoạt động, phát triển.

Bo-GTVT-hop-tai-co-cau-duong-sat

Các đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đường sắt để thu hút vốn xã hội hóa

Thống nhất với đề xuất của Tổng công ty về sáp nhập 2 công ty vận tải để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, tách công ty vận tải hàng hóa riêng, nhưng Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng cần tiến hành luôn việc kêu gọi vốn ngoài Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp cổ phần vận tải. Cùng đó, đưa các đơn vị đầu máy về các công ty vận tải để tạo sự chủ động về sức kéo. Với các doanh nghiệp bảo trì cầu đường nên tiếp tục thoái vốn để các doanh nghiệp này có thể tham gia đấu thầu các công trình, dự án ngoài ngành theo quy định của Luật Đấu thầu...

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: “Việc thực hiện tái cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt VN phải làm sao tạo đột phá cho Tổng công ty phát triển”.

Vì vậy, Bộ trưởng yêu cầu Tổng công ty tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, các cục vụ, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất rõ ràng hơn theo hướng giảm tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đường sắt, tạo cơ chế để thu hút vốn xã hội hóa. Trong đó, phải làm rõ được những yếu tố sẽ hiệu quả hơn của mô hình mới so với mô hình cũ; Xác định lại phương án tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đường sắt, phương án nên hay không đưa đầu máy về doanh nghiệp vận tải ngay khi tiến hành tái cơ cấu...

“Tổng công ty phải nghiên cứu lại tổ chức bộ máy. Bộ máy mà cồng kềnh quá thì tái cơ cấu cũng không hiệu quả...”, Bộ trưởng nói.

duong sat

Năm 2018 hứa hẹn nhiều đổi mới của ngành đường sắt, khách hàng sẽ được tiếp cận dịch vụ chất lượng cao với đội tàu "5 sao". Ảnh: Huy Phong

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.