Khám phá

Siêu sóng thần khủng khiếp như thế nào?

04/01/2017, 15:09
image

Siêu sóng thần sẽ có sức tàn phá như thế nào?

song-than

Sức hủy diệt khủng khiếp của siêu sóng thần.

Kênh Youtube RealLifeLore đã đăng tải một video mô tả sức hủy diệt khủng khiếp của siêu sóng thần.

Sóng thần là một trong những thảm họa thiên nhiên tàn khốc và chết chóc nhất. Hai cơn sóng thần khủng khiếp tại Ấn Độ Dương năm 2004 và Nhật Bản năm 2011, đã giết chết gần 300.000 người và gây thiệt hại hơn 315 tỷ đô la.

Tuy nhiên, những cơn sóng thần "thông thường" vẫn không thể nào so sánh với một loại sóng khổng lồ được gọi là siêu sóng thần. Không giống những cơn sóng thần thông thường, siêu sóng thần được tạo nên bởi một khối lượng lớn các vật chất rơi vào trong nước, chúng bị chèn ép và sụp đổ nghiêm trọng kết hợp với các yếu tố khác tạo nên những con sóng khổng lồ.

Vụ lở đất ở một hồ chứa tại Ý đã tạo ra con sóng cao gần 250 mét quét qua một đập nước và ngôi làng phía dưới hồ khiến tất cả bị nhấn chìm trong đống đổ nát.

Một siêu sóng thần khác đã xảy ra tại Vịnh Lituya, Alaska năm 1958 cũng sau một vụ lở đất. Nó mang theo những sóng cao tới 525 mét và hậu quả là gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực xung quanh vịnh, phá hủy hàng triệu cây xanh.

Tuy nhiên, những cơn sóng này vẫn còn nhỏ bé so với một số siêu sóng thần khổng lồ thời tiền sử.

Trận sóng thần khủng khiếp Moloka đã xảy ra gần 1,5 triệu năm trước đây trên đảo Hawaii. 1/3 núi lửa trên đảo đã sụp đổ vào lòng đại dương, tạo nên những con sóng cao tới hơn 600 mét. Sự kiện này hoàn toàn nhấn chìm đảo Hawaii và tàn phá nghiêm trọng phần còn lại của chuỗi đảo. Chiều cao của sóng Moloka bằng bốn Kim tự tháp Giza xếp chồng lên nhau.

Siêu sóng thần lớn nhất trong lịch sử đã xảy ra cách đây 66 triệu năm trước, chính nó đã nhấn chìm loài khủng long với những con sóng cao khủng khiếp tới hơn 4.9 km. 

ReaLifeLore nhận định: “Siêu sóng thần là một thảm họa thiên nhiên có sức mạnh hủy diệt khủng khiếp nhất. Mặc dù vậy, không có dấu hiệu cho thấy một sự kiện như thế có thể xảy ra một lần nữa”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.