Giao thông

Sớm thống nhất cơ chế GPMB cao tốc Cam Lộ- La Sơn

22/01/2018, 07:04

Hiện đơn vị chức năng lập phương án GPMB đồng bộ, thống nhất giữa hai địa phương trên dự án cao tốc.

1D4BE00F-7370-4D0C-8288-856933AFD3E4.

Ông Phan Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị chức năng sớm hoàn thiện thủ tục, triển khai dự án cao tốc Cam Lộ- La Sơn. Ảnh XH

Đoàn do Chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng chủ trì, với sự tham gia các đơn vị chức năng Bộ GTVT, Ban QLDA Hồ Chí Minh, đơn vị TVTK dự án... 

Đoàn trực tiếp thị sát công tác hướng tuyến, các tuyến đường kết nối, nghe báo cáo phương án hướng tuyến, giải pháp đầu tư, triển khai... Đồng thời kiểm tra hiện trường các vị trí "đường găng" hướng tuyến, thiết kế đầu tư... 

Báo cáo với đoàn công tác, ông Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Ban QLDA HCM cho hay: dự án có tổng chiều dài hơn 100km, trong đó, đoạn qua Quảng Trị Quảng Trị dài hơn 37 km, còn lại qua Thừa Thiên-Huế khoảng 65km.

Dự án có thuận lợi trùng tuyến đường Hồ Chí Minh, được quy hoạch tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Đặc biệt, dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với quy mô cao tốc bằng hình thức vốn TPCP.

Đến nay, các đơn vị triển khai dự án  cơ bản hoàn thành công tác khảo sát hiện trường, thống nhất 2 địa phương về phương án hướng tuyến, các tuyến đường hoàn trả dự án, đường kết nối để phát huy hiệu quả đồng bộ toàn tuyến.

Riêng đoạn khu vực cầu Tuần (đường tránh TP.Huế hiện hữu và trùng đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn), cần giải quyết phù hợp các vấn đề cầu đường hoàn trả, quy định về số lượng cầu trên sông Hương... Các yêu cầu này được các đơn vị chức năng trình phương án hướng tuyến đường hoàn trả phù hợp.

34B00EF4-B9AF-45B4-AE6F-3ED1581EAD86.

Ông Lâm Văn Hoàng báo cáo hướng tuyến, thủ tục triển khai dự án. Ảnh XH

AD83B49D-FEE1-4572-8B24-DFAB406BC499.

Cầu Tuần một trong những “đường găng” thiết kế dự án

Theo ông Nguyễn Hồng Trung, Phó giám đốc Công ty Tư vấn Trường Sơn (chủ nhiệm lập dự án), vướng mắc thủ tục lớn nhất là khung chính sách GPMB toàn tuyến dự án. Các đơn vị chức năng đã lập dự thảo khung chính sách trình hai địa phương trước khi trình Thủ tướng để đảm bảo tính thống nhất, đồng đều cơ chế, chính sách bồi thường, tái định cư chung cho toàn tuyến.

“Các thủ tục đang được khẩn trương hoàn thành các chặt chẽ, hướng tuyến được lập nhiều phương án để chọn lựa phương án tối ưu nhất, mang tính kết nối liên hoàn với hạ tầng giao thông trên địa bàn. Mục tiêu dự án sẽ khởi công ngay từ đầu năm 2019 tới”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Thị sát công tác triển khai dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc Hội ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, địa phương, các đơn vị chức năng.

Theo ông Phan Xuân Dũng, dự án tính sớm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ GPMB, hướng tuyến đảm bảo sự tối ưu, hiệu quả nhất cho việc đầu tư, triển khai dự án.

Ông Dũng đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác thẩm tra, thẩm định chính sách GPMB, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, sớm phát huy hiệu quả tuyến cao tốc huyết mạch qua địa bàn. 

Trước đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT dịp cuối năm 2017, hai địa phương Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị kiến nghị tính cấp thiết đầu tư cao tốc Cam Lộ-La Sơn, phát triển hạ tầng giao thông huyết mạch, nâng cao năng lực thông hành qua địa bàn.

Theo ông  Nguyễn Văn Hùng- Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị cho biết sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn, nâng cấp nhà ga Đông Hà… là các nhiệm vụ cấp thiết của ngành GTVT trên địa bàn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.

Việc triển khai dự án Cam Lộ-La Sơn sẽ kết nối cơ bản các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ Quảng Trị-Quảng Ngãi, QL9, thông tuyến đường HCM từ Quảng Bình, kết nối liên hoàn hạ tầng kinh tế: cảng biển Chân Mây, Tiên Sa. Đặc biệt, công trình sẽ thu hẹp khoảng cách Quảng Trị đến Huế và sân bay Phú Bài... 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.