Y tế

Tác dụng bất ngờ của cây nhàu

22/05/2017, 13:15

Cây nhàu hay còn gọi cây ngao, nhàu núi, giầu... Cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp...

20

Cây nhàu

Cây nhàu hay còn gọi cây ngao, nhàu núi, giầu... Cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt của cây nhàu.

Theo dân gian, quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường; nướng chín ăn để chữa lỵ. Rễ nhàu, ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ). Lá nhàu giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non; sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ máu.

Bài thuốc chữa huyết áp cao: Rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.

Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng: Quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-400 sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.

Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.

GS.TS Đỗ Tất Lợi
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.