Y tế

Tác dụng bất ngờ của cây phèn đen

15/05/2017, 13:50

Phèn đen là cây thường mọc hoang, bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá.

18

Cây phèn đen

Theo y học cổ truyền rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu…

Phèn đen được dân gian đưa vào những bài thuốc như:

Chảy máu nướu răng: Lá phèn đen phơi khô, rửa sạch ngậm từ 7-10 phút, ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngậm liên tục 5-7 ngày.

Hỗ trợ chữa trĩ: Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 - 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.

Chữa lỵ: Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 - 7 ngày.

Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.

Lưu ý, cây phèn đen là một trong những cây thuốc nam có chứa độc tố. Do đó, khi bị rắn cắn ngay lập tức dùng cây phèn đen giã nát đắp vào vết thương và cố gắng không di chuyển để độc không lan, sau đó đưa đi cấp cứu.

Lương y Vũ Quốc Trung
(Hội Đông y Việt Nam)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.