• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tai nạn rình rập trên cây cầu phao tạm

19/06/2018, 07:23

20 năm qua, gần 1.000 người dân Đồng Phú chòng chành qua cây cầu phao tạm bợ để ''bước ra'' thế giới bên ngoài.

7

20 năm qua, gần 1.000 người dân Đồng Phú chòng chành qua cây cầu phao tạm bợ để ""bước ra"" thế giới bên ngoài 

Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của người dân mà còn cản trở sự phát triển của cả địa phương này.

Suýt chết cả mẹ, con vì… không có cầu

Thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình chỉ nằm cách trung tâm UBND xã khoảng 3km, nhưng bị ngăn cách với dòng sông Gianh, nên cách qua lại duy nhất nhờ cây cầu phao được làm bằng thùng phuy kết phao, gỗ đóng cọc hãm, lan can và ván lát sàn cũ kỹ, ọp ẹp.

“Mùa này, dòng sông hiền hòa còn có cầu để đi. Mùa mưa, nước sông lên cao, cầu phao bị rút vào, dân chúng cực lắm. Ai ốm đau, bệnh tật đúng hôm nước sông dâng cao thì chỉ có chết”, chị Nguyễn Thị Dung (34 tuổi, ở xóm 2 thôn Đồng Phú) than.

Đã 12 năm trôi qua, nhưng chị Dung vẫn nhớ như in ngày 15/8/2006, chị chuyển dạ sinh con gái đầu lòng đúng lúc cơn lũ ập về. Nước sông càng dâng cao, dòng nước chảy càng mạnh, cầu phao bị rút về, không một lái đò nào dám qua sông. Tới 12h đêm, dù chị đã lả đi, nhưng đứa trẻ vẫn không ra được vì bị nhau thai quấn quanh cổ. Gia đình họ hàng 2 bên đều nghĩ hai mẹ con sẽ chết. Rồi ông nội chị từng làm ở trạm y tế xã đánh liều lấy tay nắm lấy đầu đứa trẻ kéo ra, cứu sống hai mẹ con. “Mẹ con tôi hút chết vì không thể đến bệnh viện lúc sinh nở. Vì thế, đến năm 2012, khi sinh cháu thứ 2, vợ chồng quyết định lên bệnh viện trước đó cả tuần”, chị Dung kể.

Khao khát một cây cầu

Ông Phạm Ngọc Đông, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Hóa cho biết, bao đời nay, 209 hộ với 882 người dân khốn khổ vì thiếu một cây cầu. Vì quá nguy hiểm nên bậc mầm non và tiểu học được học điểm trường lẻ trong thôn trong khi chỉ cách điểm chính khoảng 3km. Còn 63 em học sinh bậc THCS và THPT cứ đều đặn, ngày 4 lần đi qua cây cầu phao cũ kĩ. “Đã có nhiều trường hợp cả người và xe rơi xuống sông, nhìn các em qua cầu mà run”, ông Đông nói.

"Ngân sách địa phương còn rất hạn hẹp, không đủ làm cầu bê tông cốt thép cho dân. Năm 2014, Tổng cục Đường bộ VN đã khảo sát để xây cầu treo dân sinh. Tuy nhiên, do khẩu độ quá lớn, nếu tính cả đường dẫn và nhịp cầu dài đến 220m nên không phù hợp làm cầu treo. Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện đã chỉ đạo xã Đồng Hóa thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo ATGT khi lưu thông qua cầu phao. Trong mùa mưa lũ, ngoài xã, huyện còn cắt cử 1 - 2 cán bộ trực tiếp xuống cầu phao giám sát, chỉ đạo việc đi lại qua sông của người dân”.

Ông Lê Nam Giang
Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa

Không có cầu, cuộc sống của người dân nơi đây như ốc đảo. Sản phẩm nông nghiệp làm ra đều chỉ tự cung tự cấp hoặc trao đổi trong thôn. Nếu muốn bán ra bên ngoài phải chịu mức giá rẻ hơn thị trường từ 1 đến 2 giá. Nhưng ngược lại, mọi sản phẩm người dân nơi đây mua vào lại phải chịu giá cao bởi vì chi phí vận chuyển nhiều hơn.

Ông Hoàng Minh Thành, Bí thư Chi bộ thôn Đông Phú kể, nhà ông vừa sửa công trình phụ phải mua tấm lợp fibro xi măng. Giá thị trường 40 ngàn đồng/tấm, nhưng khi vận chuyển về nhà, cửa hàng lấy thêm 5 ngàn đồng/tấm. Trong khi đó, giá lúa hiện tại ngoài thị trường là 70 ngàn đồng/yến, ở Đồng Phú giá chỉ 55 - 60 ngàn đồng/yến và cũng rất khó bán vì thương lái ngại mua do vận chuyển rất vất vả.

Theo ông Đông, giữa sông Gianh có hai hòn đá, hòn thấp là đá mệ (đá bà), hòn cao là đá ông. Khi nước sông ngập hòn đá mệ, cầu phao được kéo vào, bà con muốn qua sông phải đi đò. Còn nếu nước sông ngập hòn đá ông thì đò cũng không chèo được, người dân Đồng Phú bị cô lập hoàn toàn.

Trước khi chưa có cầu phao, người dân nơi đây đều phải đi lại bằng đò, cuối năm mỗi nhà góp vài cân lúa để nuôi lái đò. Đến năm 2000, anh Nguyễn Văn Khanh - một cựu chiến binh đã bỏ gần 200 triệu đồng làm cầu phao tạm, phục vụ việc đi lại của bà con. Cầu dài hơn 100m, rộng gần 2m, có chừa lối cho thuyền, đò đi qua. Cầu được làm bằng thùng phuy kết phao, gỗ đóng cọc hãm, lan can và ván sàn. Sau khi cầu hoàn thành, anh Khanh làm hợp đồng với thôn thu tiền, thời điểm đó chỉ thu 500 đồng một lần đi bộ, xe máy 3 ngàn đồng mỗi lượt đi về.

“Năm 2011, cầu bị lũ cuốn trôi. Với sự giúp đỡ của xã và huyện anh Khanh đã làm lại cầu mới. Tuy nhiên, sau 7 năm đưa vào sử dụng, chiếc cầu mới đã xuống cấp, lỏng lẻo và yếu dần, trong khi nhu cầu đi lại của người dân càng tăng lên”, ông Đông cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.