Y tế

Thủy xương bồ trị cảm cúm, tê thấp

03/03/2018, 19:17

Thủy xương bồ là loài cây sống dai, mọc ở chỗ ẩm ướt; lá hình gươm có một gân chính...

45

Thủy xương bồ

Thủy xương bồ là loài cây sống dai, mọc ở chỗ ẩm ướt; lá hình gươm có một gân chính, dài 50 - 150cm và rộng 1 - 3cm; cụm hoa hình trụ dài 4 - 5cm nằm đầu một cán hoa, trên đó có nhiều hoa nhỏ màu lục nhạt xếp theo đường xoắn ốc; quả mọng màu đỏ.

Thủy xương bồ vị cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khử phong thông khiếu, kiện tỳ, hoá khí trừ đàm, sát trùng giải độc. Do vậy, từ lâu, cây được sử dụng làm thuốc kích thích tiêu hóa và lợi tiểu, dùng chế các loại nước uống và làm hương liệu. Thường dùng trị cảm cúm, viêm phổi nhẹ, viêm khí quản, viêm thận, khó tiêu, kinh giản điên cuồng và phong hàn tê thấp. Còn dùng trị giun cho trẻ em và trẻ hay ói… Ngày dùng 3 - 8g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Có thể dùng chế rượu uống: 100g rễ khô trong 0,5 - 1 lít rượu, ngâm một tuần, ngày dùng 2 - 3 ly. Hoặc dùng hãm uống; 40g trong 1 lít nước sôi, ngày uống 2 - 3 ly.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.