Xã hội

Covid-19 ngày 24/1: Hôm nay thêm 14.362 F0 mới, giảm 627 ca so với hôm qua

Tình hình dịch Covid-19 ngày 24/1: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ngày 24/1 đã ghi nhận 14.362 ca nhiễm mới và 165 ca tử vong.

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 23/01 đến 16h ngày 24/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.362 ca nhiễm mới, trong đó 55 ca nhập cảnh và 14.307 ca ghi nhận trong nước (giảm 627 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 9.534 ca trong cộng đồng).

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 24/1.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.801), Đà Nẵng (958), Hải Phòng (733), Hưng Yên (644), Thanh Hóa (585), Quảng Ninh (404), Quảng Ngãi (387), Bình Phước (382), Bình Định (363), Nam Định (355), Hải Dương (342), Bắc Ninh (335), Nghệ An (306), Vĩnh Phúc (297), Phú Thọ (295), Bắc Giang (292), Thái Nguyên (288), Hòa Bình (278), Quảng Nam (270), Thừa Thiên Huế (259), Lâm Đồng (196), Cà Mau (191), Thái Bình (174), Khánh Hòa (159), Tây Ninh (158), Vĩnh Long (152), Quảng Bình (148), Bến Tre (134), Lạng Sơn (133), Quảng Trị (125), Hà Nam (124), Lào Cai (115), Hà Tĩnh (112), Sơn La (109), Ninh Bình (107), Hà Giang (106), Phú Yên (105), TP. Hồ Chí Minh (97), Bà Rịa - Vũng Tàu (95), Yên Bái (95), Trà Vinh (93), Tuyên Quang (87), Gia Lai (86), Kon Tum (85), Kiên Giang (78), Hậu Giang (78), Cao Bằng (70), Bình Thuận (64), Bạc Liêu (60), Đắk Nông (51), Đồng Tháp (51), Điện Biên (44), Long An (40), An Giang (36), Bình Dương (31), Cần Thơ (29), Ninh Thuận (26), Lai Châu (26), Đồng Nai (23), Sóc Trăng (21), Tiền Giang (19).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-213), Hà Nội (-166), Quảng Nam (-165).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thanh Hóa (+96), Nam Định (+89), Quảng Trị (+65).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.734 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 163 ca nhiễmCOVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (72), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Kiên Giang (2), Bình Dương (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.155.784 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.841 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.149.095 ca, trong đó có 1.838.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.871), Bình Dương (292.523), Hà Nội (111.428), Đồng Nai (99.686), Tây Ninh (87.289).

Số bệnh nhân khỏi bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày là 36.331 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.841.180 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.484 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 23/01 đến 17h30 ngày 24/01 ghi nhận 165 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (6) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (2), Đồng Nai (1), Trà Vinh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Bà Rịa - Vũng Tàu (21 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (20 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (11), Kiên Giang (11), An Giang (10 ca trong 02 ngày), Hậu Giang (10 ca trong 02 ngày), Tiền Giang (9), Cần Thơ (9), Bình Định (7 ca trong 02 ngày), Đồng Tháp (7), Tây Ninh (6), Trà Vinh (4), Bình Thuận (4), Bắc Ninh (3), Bình Dương (3), Sóc Trăng (3), Hà Giang (2), Quảng Nam (2), Đà Nẵng (2), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2), Hà Nam (1), Ninh Bình (1), Huế (1), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Phú Yên (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Bến Tre (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 157 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.884 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.903.505 mẫu tương đương 76.796.163 lượt người, tăng 34.524 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 23/01 có 882.832 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 176.429.307 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.894.694 liều, tiêm mũi 2 là 73.759.720 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 23.774.893 liều.

Thêm 2 ca nhiễm chủng Omicron cộng đồng ở TP.HCM

Tất cả bệnh nhân đều có liên quan về dịch tễ với trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài.Sáng 24/1, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, sau khi phát hiện chùm ca nhiễm biến chủng mới trong cộng đồng, ngành y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện khoanh vùng, điều tra dịch tễ, truy vết và lấy mẫu xét nghiệm.

Ngoài 3 trường hợp nhiễm biến chủng mới đã được công bố, cuối tuần qua, quá trình điều tra dịch tễ ghi nhận 11 trường hợp là F1 có tiếp xúc với các bệnh nhân mắc Omicron, trong đó 2 ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2. Ngay lập tức, mẫu bệnh phẩm của 2 trường hợp trên được thực hiện giải mã trình tự gen, đến nay xác định cả hai đều nhiễm biến chủng Omicron.

img

Các ca bệnh nhiễm Omicron tại TPHCM đều liên quan đến trường hợp nhập cảnh. Hình minh họa

Hai trường hợp mới có kết quả giải mã trình tự gene nhiễm Omicron đều là nam. Trường hợp thứ nhất (SN: 1997, ngụ phường 17 quận Bình Thạnh) là em họ của một bệnh nhân trong số 3 người mắc trước đó, sống tại khu chung cư thương mại dịch vụ ở quận 11. Bệnh nhân này đã tiêm 2 mũi vắc xin làm bảo vệ tại nhà của bệnh nhân nhập cảnh tại Bình Thạnh.

Trường hợp thứ hai (SN: 1993) là bác sĩ khoa cấp cứu của 1 bệnh viện lớn trên địa bàn TPHCM. Bệnh nhân này sống cùng nhà với bệnh nhân ở khu chung cư thương mại dịch vụ quận 11, đã tiêm đủ 3 liều vắc xin.

Trước đó, bà N.T.N.P., (SN: 1981, ngụ tại phường 17, quận Bình Thạnh) từ nước ngoài nhập cảnh về Việt Nam ngày (7/1). Bệnh nhân đã chích ngừa 3 mũi vắc xin tại Mỹ. Sau nhập cảnh được cách ly tại Nha Trang và phát hiện dương tính vào ngày 16/1 sau khi về TPHCM.

Như vậy, liên quan đến ca nhập cảnh, hiện có đến 5 trường hợp khác nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng tại TPHCM. Với các dữ liệu này, bước đầu có cơ sở để đánh giá các ca nhiễm biến chủng Omicron tại cộng đồng vừa được phát hiện ở TP.HCM có nguồn lây từ ca nhập cảnh.

Ngày 23/1, cả nước thêm 14.978 F0, Hà Nội vẫn gần 3.000 ca

Tính từ 16h ngày 22/01 đến 16h ngày 23/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.978 ca nhiễm mới, trong đó 44 ca nhập cảnh và 14.934 ca ghi nhận trong nước (giảm 724 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.324 ca trong cộng đồng).

img

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.157 ca.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.967), Đà Nẵng (984), Hải Phòng (764), Hưng Yên (629), Thanh Hóa (489), Quảng Nam (435), Quảng Ninh (427), Thái Nguyên (399), Bắc Ninh (377), Nghệ An (372), Bình Phước (361), Bình Định (358), Hải Dương (351), Bến Tre (347), Quảng Ngãi (326), Phú Thọ (308), Hòa Bình (284), Thừa Thiên Huế (282), Khánh Hòa (279), Vĩnh Phúc (276), Nam Định (266), Bắc Giang (254), Lâm Đồng (216), Cà Mau (190), Tây Ninh (167), Thái Bình (157), Lạng Sơn (153), Ninh Bình (143), TP. Hồ Chí Minh (138), Vĩnh Long (137), Hà Nam (129), Bạc Liêu (128), Đắk Nông (126), Lào Cai (119), Trà Vinh (100), Hà Giang (96), Điện Biên (95), Phú Yên (92), Yên Bái (91), Gia Lai (87), Quảng Bình (86), Sơn La (82), Bà Rịa - Vũng Tàu (73), Hậu Giang (72), Tuyên Quang (67), Kiên Giang (66), Quảng Trị (60), Hà Tĩnh (56), Đồng Tháp (50), Kon Tum (45), Bình Dương (40), Long An (40), Bình Thuận (40), An Giang (38), Cần Thơ (36), Sóc Trăng (35), Cao Bằng (35), Ninh Thuận (27), Đồng Nai (26), Lai Châu (26), Bắc Kạn (19), Tiền Giang (16).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-332), Bến Tre (-208), Bình Phước (-137).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+149), Phú Thọ (+131), Quảng Nam (+116).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.022 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.141.422 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.697 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.134.788 ca, trong đó có 1.802.032 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.774), Bình Dương (292.492), Hà Nội (108.627), Đồng Nai (99.663), Tây Ninh (87.131).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.157 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.804.849 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.707 ca, trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 3.273 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 675 ca; Thở máy không xâm lấn: 132 ca; Thở máy xâm lấn: 606 ca; ECMO: 21 ca.

Cả nước có 123 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 22/01 đến 17h30 ngày 23/01 ghi nhận 123 ca tử vong; trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh có 6 ca (2 ca từ các tỉnh).

img

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 159 ca.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16), Đồng Tháp (10), Sóc Trăng (9), Cần Thơ (8 ), Tiền Giang (7), Vĩnh Long (7), Bình Phước (6), Cà Mau (6), Hải Phòng (5), Tây Ninh (5), Bến Tre (5), Bình Dương (4), Bạc Liêu (4), Ninh Bình (3), Trà Vinh (3), Đà Nẵng (3), Bình Thuận (3), Kiên Giang (3), Khánh Hoà (2), Lâm Đồng (2), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Hoà Bình (1), Quảng Nam (1), Gia Lai (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 159 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.719 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.868.981 mẫu tương đương 76.757.999 lượt người, tăng 46.320 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 22/01 có 1.333.208 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 175.898.450 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.865.726 liều, tiêm mũi 2 là 73.881.549 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 23.151.175 liều.

Covid-19 ngày 23/1: Cả nước thêm 14.978 F0, Hà Nội vẫn gần 3.000 ca 2

Từ ngày 22/1, hành khách bay nội địa sẽ không còn phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước chuyến bay nếu tiêm chưa đủ liều vắc xin, hoặc chưa tiêm vắc xin, bao gồm cả trẻ em, trừ khách đi từ vùng 4 (vùng đỏ), vùng phong tỏa.

Dịch COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu có chiều hướng giảm

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 22/1 đến 18h ngày 23/1/2022, tỉnh này ghi nhận 73 ca nghi mắc COVID-19 mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

img

Trong đó, thành phố Vũng Tàu có 10 ca, gồm 7 ca đang cách ly tại nhà; 3 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 1 ca ngoài cộng đồng tại xã Hoà Long. Thị xã Phú Mỹ có 19 ca, đều đang cách ly tại nhà. Huyện Đất Đỏ ghi nhận 6 ca đang cách ly tại nhà.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dịch COVID-19 trong những ngày gần đây trên địa bàn đang có chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên, Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng chống dịch bệnh; linh hoạt tăng cấp độ phòng chống dịch ở một số khu vực có diễn biến dịch phức tạp để nhanh chóng kiểm soát tình hình, ngăn chặn hiệu quả lây nhiễm; có kế hoạch dự phòng trong công tác phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đi đến các quốc gia, khu vực đã ghi nhận biến chủng mới; chuẩn bị các phương án về vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với biến chủng mới của SARS-CoV-2.

Đồng thời, huy động nhân lực từ các nguồn có thể, tăng cường cho tuyến cơ sở, nhất là các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại nhà; tiếp tục thực hiện cách ly, quản lý F1 tại nhà; quản lý, điều trị F0 tại nhà (nếu đủ điều kiện); tăng cường hoạt động chăm sóc F0 tại nhà thông qua tổng đài 02547300730; tăng cường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các khu công nghiệp, trường học; kiểm tra phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, bến xe...; chăm lo, thăm hỏi các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch COVID-19, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được đón Tết vui tươi, an toàn.

Bỏ xét nghiệm với khách bay nội địa, gồm cả trẻ em

Từ ngày 22/1, hành khách bay nội địa sẽ không còn phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước chuyến bay nếu tiêm chưa đủ liều vắc xin, hoặc chưa tiêm vắc xin, bao gồm cả trẻ em, trừ khách đi từ vùng 4 (vùng đỏ), vùng phong tỏa.

Tối 21/1, Bộ GTVT đã có văn bản điều chỉnh quy định liên quan tới điều kiện khách đi nội địa áp dụng từ ngày 22/1, trên cơ sở thích ứng an toàn với dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt cao.

img

Theo quy định mới, khách bay nội địa chỉ phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (72 giờ) nếu cư trú hoặc đi từ sân bay thuộc vùng 4, hoặc vùng phong tỏa

Thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, và sau một số phát sinh liên quan tới yêu cầu xét nghiệm, dẫn tới những khó khăn khi trẻ em cũng phải xét nghiệm.

Theo quy định mới, khách bay nội địa chỉ phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (72 giờ) nếu cư trú hoặc đi từ sân bay thuộc vùng 4, hoặc vùng phong tỏa (hiện cả nước không còn địa phương nào là vùng đỏ).

Riêng với trẻ em đi từ vùng đỏ, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn.

Đồng thời, từ nay cũng bỏ yêu cầu xét nghiệm với tổ bay nội địa 7 ngày/lần.

Ngoài ra, khách bay nội địa vẫn phải thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID trước chuyến đi, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo. Khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...

Như vậy, tới nay về cơ bản khách đi lại nội địa đã không còn rào cản về các điều kiện phải thực hiện trước chuyến bay, gỡ khó về xét nghiệm với khách là trẻ em chưa tiêm vắc xin (dưới 12 tuổi), hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin (từ 12 tới dưới 18 tuổi).

Tuy nhiên, rào cản với người dân đi lại hiện nằm ở các quy định của địa phương với khách từ tỉnh thành khác tới, đặc biệt là quy định cách ly khiến nhiều người ngần ngại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.