Quản lý

TP.HCM chưa giải quyết dứt điểm nạn lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt

11/05/2018, 18:08

TP.HCM chưa giải quyết dứt điểm xử lý việc xả rác, nước thải sinh hoạt đổ vào đường sắt gây ô nhiễm môi trường

IMG_7349
Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam phát biểu tại cuộc họp

Chiều 11/5, Cục đường sắt Việt Nam phối hợp với Ban ATGT TP.HCM tổ chức buổi họp đánh giá công tác về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trên địa bàn TP.HCM.

Theo báo cáo của ngành đường sắt, năm 2017 trên dọa bàn TP.HCM xảy ra 8 vụ tai nạn, làm chết 3 người, bị thương 5 người. So sánh với cùng kỳ năm 2016, số vụ tăng 1 vụ, số người chết giảm 2 người; số người bị thương tăng 3 người. 4 tháng đầu năm 2018 không xảy ra tai nạn.

Thời gian qua ngành đường sắt đã nâng cấp 1 đường ngang (Km1723+009 thuộc phường 4,5 quận Phú Nhuận). Sửa chữa mặt đường ngang êm thuận tại 8 vị trí đường ngang có gác (Kml713+273, 1714+590, 1721+838, 1723+197, 1724+154, 1725+521, 1725+575, 1725+850) và 3 đường ngang cảnh báo tự động (Kml720+015, 1723+009, 1723+991); Phối hợp cùng Sở GTVT xây dựng gờ giảm tốc tại 1 đường ngang cảnh báo tự động Km 1723+009 (Đường ngang Hỏa xa);

Thực hiện kết nối tín hiệu giao thông đường bộ và đường sắt tại vị trí tại 5 đường ngang: Km 1713+273 (Tô Ngọc Vân), Kml716+140 (Hiệp Bình); Kml716+936 (Trại cá sấu Hoa Cà); Kml717+600 (Chùa Ưu Đàm); Kml718+511 (giao QL.13).

duong sat 1
TP HCM có 26 điểm giao cắt đường ngang. Ảnh Đỗ Loan

Theo phòng vận tải & ATGT Cục đường sắt Việt Nam hiện địa phương còn một số tồn tại như chưa chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm về trật tự hành lang ATGT đường sắt (HLATGTĐS) trên địa bàn các phường Linh Đông, Linh Tây thuộc quận Thủ Đức; phường 5 thuộc quận Gò vấp. Chưa giải tỏa họp chợ, buôn bán trong khu vực các ĐN, tiềm ẩn nguy cơ TNGT: Km 1716+140 (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức), 1724+812 (phường 10, quận Phú Nhuận), 1725+850 (phường 11, quận 3);

Ngoài ra, địa phương chưa giải quyết dứt điểm xử lý việc xả rác, nước thải sinh hoạt, nước bẩn đổ vào đường sắt nên gây ô nhiễm môi trường khu vực, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt như đoạn: từ Kml720+500 đến Kml721+800 phường 4,5 quận Gò vấp...

Đối với đường sắt chưa phối hợp chặt chẽ với địa phương, đơn vị chức năng trong công tác bảo vệ, phát hiện xử lý vi phạm trật tự HLATĐS. Tính từ năm năm 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn phát sinh 8 vị trí vi phạm phạm vi bảo vệ công trình, HLATĐS.

Đại diện phòng khai thác hạ tầng Sở GTVT TP.HCM cho biết, tình hình ATGT đường sắt đã chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vi phạm về trật tự ATGT đường sắt vẫn còn xảy ra như ý thức chấp hành, lấn chiếm hành lang an toàn...  Sở GTVT TP đề nghị ngành đường sắt bổ sung hệ thống biển báo cho phù hợp. Duy tu, sửa chữa các hàng rào bảo vệ đường sắt hư hỏng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn doadanj từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc nhằm sớm xóa bỏ đường ngang Nơ Trang Long tại Km 1719+366.

Phát biểu tại buổi họp, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam đề nghị địa phương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc Ban ATGT, Sở GTVT, các quận, huyện và chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đường sắt đến nhân dân; quyết liệt thực hiện có hiệu quả QCPH số 3 0/QCPH-BGTVT-UBND và các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt đường bộ, đường sắt trên địa bàn. Đề nghị Cục cảnh sát giao thông (C67, PC67) chỉ đạo các đơn vị CSGT địa phương tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự ATGT đường sắt tại các vị trí đường ngang có mật độ giao thông tăng cao, đặc biệt là công an các quận/huyện có đường sắt đi qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.