Làm báo cùng Giao thông

Trang bị smartphone cho CSGT: Nên làm

02/12/2016, 10:16
image

“CSGT là nghề nguy hiểm, vất vả, việc trang bị phương tiện, điện thoại tốt để phục vụ công việc là nên làm".

smaphon

CSGT lập biên bản trường hợp người đi xe máy vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Tạ Tôn

Hà Nội đang tính tới việc thí điểm sử dụng thiết bị thông minh phát hiện xe không chính chủ dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu 7 triệu dân cư.

Để làm được việc này, theo chỉ đạo của Chủ tịch TP Hà Nội, lực lượng CSGT sẽ được trang bị điện thoại thông minh (smartphone) để kết nối với cơ sở dữ liệu, kiểm tra ngay nguồn gốc xe máy vi phạm, xe tai nạn đã sang tên chính chủ hay chưa…?

Liên quan tới chủ trương này, các bài “Hà Nội cấp smartphone cho CSGT truy xe không chính chủ” và “Cấp smartphone cho CSGT truy xe không chính chủ: Tiền đâu?” đăng trên Báo Giao thông được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội và nhận được nhiều bình luận từ độc giả.

Các ý kiến chia khá rõ thành hai phe, một bên phản đối vì cho rằng không khả thi, có truy được đăng ký xe mà người lái nói đi mượn thì cũng không có căn cứ xử lý. Một bên ủng hộ vì CSGT làm gắt người dân mới sợ, mới sang tên đổi chủ và có như vậy mới quản lý được phương tiện, phạt nguội để giảm tai nạn.

Bạn đọc Lê Bình phân tích: “Tôi cho rằng, Hà Nội khi nào áp dụng phạt nguội phổ biến thì mới giảm được tai nạn. Người dân mới có ý thức chấp hành Luật GTĐB. Mà nếu không phạt những người mua xe cũ không sang tên chính chủ quyết liệt, thì không thể phạt nguội được”.

Bạn đọc Lý An lại cho rằng: “Chúng ta quen “ném đá” cái mới, trong khi việc hiện đại hóa quản lý cũng như xử phạt vi phạm giao thông không thể chậm hơn nữa”. “Có phạt nguội mới giảm bớt tiêu cực, mãi lộ trên đường, lái xe bị giám sát chặt mới tuân thủ luật giao thông”, tôi ủng hộ chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, một tài khoản facebook có tên Quang Vinh chia sẻ.

Bạn đọc Lý Chiến Tống nêu vấn đề: “CSGT là nghề nguy hiểm, vất vả, việc trang bị phương tiện, điện thoại tốt để phục vụ công việc là nên làm. Tuy nhiên, cần có hướng dẫn, quy định sử dụng cụ thể, tránh hư hỏng, thất thoát. Đặc biệt, tránh hiện tượng có điện thoại vào mạng được, các chiến sỹ lại lơi là nhiệm vụ, sử dụng điện thoại vào mục đích riêng, sa đà vào mạng xã hội…”.

Trong khi đó, bạn đọc Vĩnh Hà khẳng định: “Nếu Hà Nội làm tốt việc xử phạt xe không chính chủ, lợi ích đầu tiên chính là người tham gia giao thông. Bạn thử tưởng tượng, bất cứ vụ tai nạn nào, dù người dân mang giấy tờ tùy thân hay không, CSGT tra dữ liệu liên hệ được ngay người nhà hoặc chính chủ đến hiện trường xử lý thì đỡ được bao thời gian chờ đợi, bao công sức điều tra”. “Ngoài ra, nếu xét thấy có lợi, thì việc bố trí kinh phí thực hiện là việc của cơ quan Nhà nước, chúng ta cũng không cần lo lắng”, bạn đọc Vĩnh Hà chia sẻ.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.