Xã hội

Từ chuyện con gà đến nhất thể hóa ở Quảng Ninh

15/02/2018, 06:59

Trước năm 2017, Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp về tinh giản biên chế, sắp xếp lại mô hình...

35

Quảng Ninh tổ chức bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Ðến nay, nhiều cơ quan, ban, ngành ở cấp huyện, xã đã được tổ chức, sắp xếp tinh gọn, hợp lý, không những tiết kiệm ngân sách mà còn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.

Từ câu chuyện gà Tiên Yên chờ cơ chế

Gà Tiên Yên là giống gà quý. Thế nhưng do chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, loại gà này có nguy cơ lai tạp. Trước thực tế này, năm 2013, ông Lý Văn Diểng (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) đã tìm ra phương pháp thụ tinh nhân tạo để giữ gìn giống gà quý. Tuy nhiên, thời điểm đó, khi ông Diểng đề xuất lãnh đạo huyện hỗ trợ mở rộng quy mô đàn gà thì nhiều người còn hoài nghi về hiệu quả mô hình, dù UBND huyện đồng ý nhưng Huyện ủy không thống nhất được chủ trương về phương án hỗ trợ.

Ông Vũ Văn Diện, hiện đang là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kể lại: “Lúc đó, tôi là chủ tịch huyện thì anh em có bàn nhưng không thống nhất được. Với vai trò chỉ là Chủ tịch, tôi có phần chần chừ. Khi tôi báo cáo vấn đề phát triển giống gà Tiên Yên sang cho bí thư thì đồng chí băn khoăn, yêu cầu để triển khai thêm một thời gian, xem kết quả rồi mới quyết định. Như vậy, lúc này, đồng chí bí thư muốn chờ thực tiễn, còn chính quyền lại chờ chủ trương cấp ủy mới thực hiện”.

Đến nay, Quảng Ninh đã giảm 4 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; 107 phòng, đơn vị, đầu mối trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương. Số lượng biên chế được tinh giản ở Quảng Ninh cũng rất ấn tượng khi khối Đảng đoàn thể chưa thực hiện tuyển dụng từ năm 2012 đến nay; khối MTTQ cấp huyện giảm 12,58% trong 2 năm; riêng khối chính quyền chỉ thực hiện tuyển dụng 50% số lượng còn thiếu so với biên chế tỉnh giao. Tính đến quý III/2017, số lượng tinh giản biên chế của tỉnh là 582 trường hợp.Đối với số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã, toàn tỉnh đã giảm 2.178 người (55,4%) so với định mức của Trung ương giao; 597 (12,7%) người hoạt động không chuyên trách thôn, bản, khu phố so với định mức.

Mặc dù đã nắm trong tay công nghệ “độc quyền,” nhưng do lãnh đạo địa phương chần chừ, nên trại gà của ông Diểng vẫn loay hoay trong bài toán phát triển vì không có nguồn hỗ trợ trong suốt hai năm. Trong khi đó, với cách chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, giống gà quý ngon thịt thuần chủng này cứ thưa dần.

Tháng 5/2015, Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên bầu ông Vũ Văn Diện làm Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện. Chuyện chần chừ về đàn gà giống được đưa ra tập thể bàn và ông Diện đã quyết định giao cho ông Diểng thử nghiệm phương pháp thụ tinh nhân tạo gà. Tháng 8/2015, lứa gà đầu tiên hơn 1.200 con thuần chủng được sinh sản theo phương pháp này ra đời. Cả ông Diểng và những người ủng hộ ông đều vui mừng.

Ông Diện nhớ lại: “Thời điểm thực hiện chương trình, chi phí hỗ trợ phát triển giống đàn gà Tiên Yên ít nhất là 300 triệu đồng. Lúc này tôi mặc định sẵn tư tưởng, nếu không thành công thì tôi phải bỏ tiền cá nhân để chịu đền, đồng thời chịu trách nhiệm về niềm tin của nhân dân và nhận hậu quả về mặt chính trị. Nhiệm vụ đòi hỏi thực tiễn, dù đang là Bí thư kiêm Chủ tịch nhưng tôi không thể ngồi một chỗ nghe báo cáo chung chung mà phải trực tiếp xuống dân, xuống bản, đến các trại gà để xem xét tình hình, tìm hiểu nghiên cứu của các nhà khoa học rồi tiếp thu ý kiến có giá trị để áp dụng vào chương trình hỗ trợ.

“Cách đây 2 tuần, tôi vào xã Hà Lâu, bà con đã nuôi được 32.000 con gà, gấp 2 lần sản lượng gà của cả huyện Tiên Yên ở thời điểm năm 2013. Ngoài ra, địa phương cũng đã đón được nhà đầu tư trồng ớt nên giải quyết được hàng trăm lao động. Những việc này đã làm thay đổi tích cực tư duy tập quán sản xuất của người đồng bào dân tộc vùng cao”, ông Diện kể và nói: “Bài học thực tiễn cho thấy, nếu mục tiêu đã rõ nhưng cứ do dự thì kết quả sẽ chậm hơn hoặc có thể mất đi thời cơ. Khi đứng ở “hai vai” thì tôi vừa phải quyết định vừa phải trực tiếp làm để mang lại sản phẩm hiệu quả. Nhất thể hóa là buộc cá nhân người đứng đầu phải bằng mọi biện pháp và tôn trọng các nguyên tắc để đưa tất cả những người có thể giúp được mình cả về cấp ủy lẫn chính quyền cùng hành động để mang lại lợi ích cho dân, phát triển kinh tế - xã hội”.

Bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối

Thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối, tránh trùng chéo, theo hướng “một chức năng, một nhiệm vụ chỉ có một người hoặc một đơn vị chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm”, trước năm 2017, Quảng Ninh đã triển khai mô hình nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố tới huyện, trong đó nổi bật lên mô hình nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch UBND cấp huyện ở Cô Tô, Tiên Yên.

Nhận thấy sự ưu việt của mô hình này, Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương bám sát thực tiễn của từng địa bàn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất cao, không gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung. Từ yêu cầu này, đảng bộ các xã, phường tập trung rà soát, lựa chọn những đảng viên có uy tín, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao để giới thiệu bầu vào chức danh trưởng thôn và quy hoạch chuẩn bị cho nhân sự bí thư cấp ủy khóa mới.

Đến nay đã có 1.549/1.565 thôn (99,3%) bầu trưởng thôn là đảng viên. Trước đó, tỷ lệ trưởng thôn là đảng viên chiếm dưới 60%; bí thư chi bộ là trưởng thôn, hoặc bí thư kiêm trưởng ban công tác mặt trận chỉ chiếm 38%. Tính đến ngày 8/11/2017, toàn tỉnh có 1.563/1.565 chi bộ thôn (99,87%) đã tiến hành xong đại hội, trong đó có 1.517 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn (96,93%).

Anh Lý A Lò, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mó Túc (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) cho biết: “Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn vừa là người tiếp thu chủ trương, đường lối, nghị quyết, vừa trực tiếp lãnh đạo thực hiện, nên mọi công việc được triển khai nhanh hơn, dễ tạo sự thống nhất cao trong Chi bộ, Ban Công tác Mặt trận, lãnh đạo thôn cũng như đồng thuận trong nhân dân. Đơn cử như chủ trương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, sau khi có chỉ đạo của xã, chi bộ triển khai đến thôn mà không qua các bước trung gian nên rất nhanh, nhân dân ủng hộ và nhiệt tình triển khai...”.

Trong năm 2017, các cơ quan, đơn vị, địa phương ở Quảng Ninh cũng chủ động kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng mới hoặc bổ sung, hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và xây dựng các quy chế, tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của tổ chức bộ máy. Tỉnh đã hoàn thành tham mưu điều chỉnh, sắp xếp các ban quản lý (BQL) dự án và đầu tư theo hướng phù hợp với quy định hiện hành, được Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chỉ đạo thực hiện từ ngày 1/1/2018. Song song với đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các địa phương đã hoàn thành dự thảo Đề án hợp nhất các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy với cơ quan chuyên môn chính quyền, như: Hợp nhất cơ quan Ban Tổ chức với Phòng Nội vụ (Hạ Long, Quảng Yên, Tiên Yên, Cô Tô, Móng Cái); hợp nhất cơ quan Thanh tra với cơ quan UBKT (Cẩm Phả, Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Cô Tô).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.