Hỏi - Đáp

Tử tù được biệt giam thế nào, trốn thoát ai chịu trách nhiệm?

14/09/2017, 14:13

Tử tù bị cùm chân và được mở cùm mỗi ngày không quá 15 phút, khi mở có cán bộ vũ trang giám sát.

truy-na-tu-tu-tron-khoi-phong-biet-giam

Hai tử tù vừa trốn khỏi phòng biệt giam đang bị công an truy nã

Tử hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt pháp luật hình sự nước ta cũng như trên Thế giới. Tử hình được hiểu là tước đi quyền sống của người bị kết án, loại trừ vĩnh viễn một con người ra khỏi đời sống xã hội và vì thế nó chỉ được quy định áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và theo một trình tự pháp lý rất chặt chẽ.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, chính sách hình sự ở nước ta đã thu hẹp các tội liên quan đến hình phạt tử hình nên hình phạt tử hình chủ yếu được áp dụng đối với các tội phạm liên quan đến ma túy, giết người và một số ít hơn về tội hiếp dâm trẻ em, tham ô tài sản,…

Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hình phạt tử hình nên sau khi bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, không có kháng nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm và Chủ tịch nước bác đơn xin tha tội chết thì các phạm nhân sẽ phải thi hành bản án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc theo qui định của luật Thi hành án hình sự.

Trại giam nơi giam giữu người bị kết án tử hình phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc quản lý, giam giữ theo Luật thi hành án hình sự 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2012/TT-BCA QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, GIAM GIỮ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH như sau:

Trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình. Buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất của Bộ Công an), bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.

Sau khi Tòa án đã xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình thì Giám thị trại tạm giam phải làm thủ tục điều chuyển ngay người bị kết án tử hình vào buồng giam tại khu vực giam người bị kết án tử hình.

Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày (nếu người bị kết án tử hình là nữ thì phải bố trí cán bộ quản giáo nữ phụ trách).

Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ); mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mười lăm phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân; trước khi mở cùm chân phải được sự đồng ý của Giám thị trại tạm giam; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ.

Vụ việc có hai tử tù là Nguyễn Văn Tình và Lê Văn Thọ đã bỏ trốn khỏi trại tạm giam T16 Bộ Công an (có địa chỉ tại Thanh Oai, Hà Nội) là một sự cố đặc biệt nghiêm trọng chưa từng có những năm gần đây. Hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam giữ của 2 đối tượng đã phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử . Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 311 BLHS.

Đối với trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý phạm nhân bỏ trốn thì cần căn cứ vào kết quả điều tra làm rõ nội dung sự việc và sai phạm của cán bộ trực tiếp quản lý.

Nếu cán bộ trực tiếp quản lý đã làm hết trách nhiệm mà người bị giam, giữ vẫn trốn được thì không phải là thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội .

Tùy theo tính chất mức độ sai phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo qui định của ngành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự  theo Điều 311 BLHS về Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn là hành thiếu trách nhiệm của người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ để người này trốn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn. Ví dụ như: do lơ là, chủ quan không phân công trực 24/24, không kiểm tra các vật dụng sinh để phạm nhân mang vào sinh hoạt dùng làm công cụ phá khóa,..

 Lỗi của cán bộ quản lý ở đây được xác định là lỗi vô ý, tức là thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến người bị giam, giữ trốn, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý vì quá tự tin) hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến người bị giam, giữ trốn, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả).

Nếu trường hợp có sự thông đồng từ các đối tượng đang bị giam giữ hoặc giữa các đối tượng thân quen bên ngoài với các cán bộ quản lý trại giam để cho phạm nhân bỏ trốn thì sẽ phải chịu trách nhiệm đồng phạm về Tội trốn khỏi nơi giam giữ theo Điều 311 BLHS.

Ngoài ra, nếu các đối tượng bên ngoài có sự thông đồng bằng lợi ích vật chất với các cán bộ quản lý giam giữ để cho các đối tượng bỏ trốn thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS và Tội nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS.

Điều 301. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn

1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 311. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử

1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a ) Có tổ chức;

b ) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải.

Công an đang phát lệnh truy nã 2 tử tù vừa trốn khỏi phòng biệt giam là Lê Văn Thọ (tức Thọ “sứt”, 37 tuổi, trú tại Hải Dương) và Nguyễn Văn Tình (28 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội).

Với những tội danh nghiêm trọng, hai đối tượng trên đều bị kết án tử hình và bị biệt giam tại trại T16 (Bộ Công an). Tuy nhiên, rạng sáng 11/9, Thọ và Tình đã bất ngờ trốn thoát khi đang bị biệt giam.

Trong quá trình chạy trốn, Tình và Thọ đã điều khiển phương tiện là 1 xe Deam màu nâu, BKS: 29X6- 2817, đội mũ bảo hiểm (trong đó: 1 mũ bảo hiểm có lưỡi trai màu xanh sẫm, 1 mũ bảo hiểm màu hồng có kính chắn bụi trước), đeo khẩu trang.

Lê Văn Thọ (tức Thọ sứt) đã bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt Thọ mức án tử hình vào tháng 5/2017 về các tội Giết người; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Mua bán trái phép chất ma tuý.

Vào ngày 27/4/2017, TAND TP Hà Nội cũng tuyên án Nguyễn Văn Tình mức án Tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.