Hồ sơ tài liệu

Tướng NATO khuyên Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Toà về Biển Đông

04/06/2016, 13:00
image

NATO tuyên bố sẽ không can thiệp quân sự đối với các tranh chấp Biển Đông, Straits Times cho hay hôm nay (4/6).

jt-38501764-china-politics-maritime-diplomacy-0306

Các tàu Trung Quốc thuộc Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép ở Biển Đông ngày 5/5/2016. (Ảnh: AFP)

Theo đó, Tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố khi đang tham dự Đối thoại Shangri-La 2016, rằng NATO “không có nền tảng pháp lý” để can thiệp quân sự trong tranh chấp lãnh thổ Biển Đông; nhưng quan ngại sự mập mờ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo tướng Pavel, 28 quốc gia thuộc NATO sẽ ủng hộ, quan tâm hỗ trợ các nước trong khu vực Biển Đông về phát triển khả năng phòng thủ, chia sẻ thông tin tình báo hoặc thực thi an ninh hàng hải. Trong lĩnh vực này, tướng Pavel cho hay NATO luôn quan tâm “tìm kiếm cơ hội” hợp tác giữa tổ chức này với các nước ASEAN.

Tướng Pavel cho hay: “Chúng tôi hiện đang cố gắng tập trung các vấn đề trong khu vực của chúng tôi và không can thiệp vào các vấn đề của khu vực khác”. Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu thời gian qua đã tăng cường sự hiện diện tại nhiều khu vực, trước mối lo ngại về sự lớn mạnh của các lực lượng quân sự Nga, đồng thời triển khai quân đội tại Afghanistan. Chúng tôi sẽ cẩn trọng hơn trước những tuyên bố của Trung Quốc và những động thái của họ trong vùng Biển Đông… Tuy nhiên, chúng tôi sẽ ủng trợ bất kỳ giải pháp nào của các quốc gia trong khu vực Biển Đông dựa trên đàm phán chính trị và ngoại giao”.

Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO cũng đồng thời thúc giục các bên liên quan tuân thủ các luật lệ và quy chuẩn quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, trong khi Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines cũng cso tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này. Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan)  trong vụ Philippines kiện Trung Quốc vì những yêu sách chủ quyền phi lý mà Bắc Kinh gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông sẽ sớm được đưa ra, dự kiến là trong tháng 6 này. 

Và tướng Petr Pavel khuyên Bắc Kinh nên tôn trọng phán quyết của tòa Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), nếu không muốn căng thẳng leo thang trong khu vực: “Bất cứ khi nào chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nói rằng sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa, thì sẽ đều không có ích. Lối hành xử đó sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác rằng luật lệ quốc tế chỉ dành cho kẻ yếu còn kẻ mạnh có thể lựa chọn giải pháp của riêng họ”, ông Pavel nói.

Không ngừng lại, Trung Quốc sẽ càng bị cô lập

Trong một diễn biến khác, hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ tạo ra "Vạn lý trường thành tự cô lập mình" khi tiếp tục các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông.

Liên quan đến bãi cạn Scarborough đang là vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines, ông Carter hối thúc Bắc Kinh tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông để không làm phương hại tới tình hình an ninh khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng ủng hộ duy trì tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó, Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng một tiền đồn tại bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philipines 230km, nơi Manila khẳng định nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của mình. Ông Carter hy vọng diễn biến này sẽ không xảy ra vì nó sẽ dẫn tới việc Mỹ và các nước khác phải hành động, không chỉ dẫn tới hậu quả là làm leo thang căng thẳng mà còn làm Trung Quốc bị cô lập thêm.

Trong khi đó, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không từ bỏ các quyền của nước này quanh bãi cạn Scarborough.

>>> Xem thêm video Việt Nam làm việc với Trung Quốc tại Shangri-La

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.