Hồ sơ tài liệu

Tuyên bố đe dọa Triều Tiên, Trump gặp phản ứng gì?

20/09/2017, 09:03

Đại diện Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Ja Song Nam đã lập tức rời phòng họp trước khi ông Trump phát biểu.

Đại diện của Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc

Đại diện của Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Trump đã đưa ra lời de đọa có thể sử dụng vũ lực hủy diệt Triều Tiên trong trường hợp phải tự vệ, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng liên tục bắn tên lửa bay qua không phận Nhật Bản cũng như tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6.

Đại diện Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Ja Song Nam đã lập tức rời phòng họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt và phát biểu trước Đại Hội đồng.

Phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc nói rằng Triều Tiên tẩy chay bài phát biểu và chỉ để lại một viên chức ngoại giao làm đại diện tại phiên họp hôm 19/9.

Về phần Tổng thống Mỹ, nói với cánh truyền thông sau cuộc họp ở Liên hợp quốc, ông Trump cho rằng hiện đã đạt được nhiều tiến triển sau cuộc gặp với lãnh đạo các nước đồng minh liên quan đến vấn đề Triều Tiên bên lề kỳ họp của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh.

Tại cuộc họp báo sau khi phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Pháp Francois Macron lại nhấn mạnh trừng phạt là giải pháp duy nhất cho vấn đề Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại LHQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại LHQ

Tổng thống Pháp cho rằng để biện pháp này phát huy hiệu quả, cần phải có chính sách chủ động của Nga và Trung Quốc.

Ông Macron khẳng định việc ông phản đối biện pháp quân sự do cho rằng nó sẽ dẫn đến sự hủy diệt trên bán đảo Triều Tiên và các bên cần phải tránh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tán thành quan điểm rằng giải pháp duy nhất cho vấn đề Triều Tiên là hòa bình và ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố Bắc Kinh để ngỏ mọi nỗ lực dẫn tới việc giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình, thông qua chính trị và ngoại giao.

Trung Quốc nhấn mạnh tuyên bố chung ký hồi tháng 9/2005 trong vòng 4 cuộc đàm phán 6 bên, là tiến triển quan trọng nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình.

Trung Quốc từng đề xuất cách tiếp cận đến từ hai phía, theo đó Triều Tiên sẽ dừng chương trình hạt nhân, đổi lại Mỹ và Hàn Quốc ngừng tiến hành các cuộc tập trận chung trong khu vực.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.